Cuộc đảo chính không đổ máu hôm 1/2 ở Myanmar kết thúc một thập kỷ nắm quyền của chính quyền dân sự, đánh dấu sự trở lại của phe quân đội.

Theo SCMP, việc quân đội Myanmar bắt giữ các lãnh đạo của đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) cầm quyền trong cuộc chính biến vừa qua cho thấy lực lượng này dường như đã bất mãn khi NLD giành tới 346 ghế (nhiều hơn 322 ghế mà đảng này cần để thành lập chính phủ) trong cuộc bầu cử tháng 11/2020.

Quân đội Myanmar (còn được gọi là Tatmadaw) trước đó cáo buộc có gian lận và cảnh báo sẽ hành động theo luật pháp và hiến pháp nếu Ủy ban bầu cử không giải quyết.

Trong tuyên bố đưa ra hôm 1/1, Tatmadaw khẳng định vụ bắt giữ là để phản ứng lại các gian lận và nhấn mạnh đây là hành động “cần thiết” để bảo vệ sự ổn định của đất nước.

Maitrii Aung-Thwin, phó giáo sư lịch sử Myanmar và Đông Nam Á tại Đại học Quốc gia Singapore (NUS) cho rằng, khi Ủy ban bầu cử không phản ứng thỏa đáng trước cáo buộc của Tatmadaw, lực lượng này bắt đầu không hài lòng.

"Họ dường như xem điều đó là mối đe dọa đối với liên minh", ông Aung-Thwin cho biết.

Theo chuyên gia này, cuộc chính biến mới đây khác với các cuộc đảo chính trước đó ở chỗ quân đội chưa phá bỏ hệ thống hiện tại.

Tương lai trong một năm tới

Myanmar nằm dưới sự cai trị của quân đội từ năm 1962 đến năm 2011. Sau cuộc bầu cử năm 2011, chính quyền được trao cho phe dân sự nhưng quyền lực đó không ở mức tuyệt đối và quân đội Myanmar vẫn luôn đứng phía sau tác động.

Quân đội Myanmar sẽ làm gì trong một năm tới để củng cố quyền lực? - 1
Binh sỹ Myanmar trong cuộc duyệt binh tại năm 2019. (Ảnh: AP)

Năm 2015, NLD giành chiến thắng vang dội trong cuộc tổng tuyển cử. Bản thân bà Suu Kyi trở thành "lãnh đạo thực quyền" của Myanmar trên cương vị cố vấn Nhà nước. Nhưng quân đội vẫn nắm quyền kiểm soát bộ nội vụ, bộ các vấn đề biên giới, và bộ quốc phòng.

Chuyên gia Yun Sun từ trung tâm Stimson (Mỹ) nhận định, quân đội Myanmar có thể cho rằng NLD đang “tự mãn” và trong khi nhường lại quyền điều hành cho chính phủ dân sự, Tatmadaw vẫn muốn bảo toàn quyền lực và các đặc quyền của mình.

“Quân đội cảm thấy NLD không nghĩ họ cần phải đáp ứng các yêu cầu của quân đội nữa vì sự ủng hộ lớn của cử tri với đảng này thể hiện qua kết quả cuộc bầu cử năm ngoái”, ông Sun cho biết.

Theo Tiến sĩ Nehginpao Kipgen - Giám đốc điều hành tại Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á (CSEAS), các cuộc đụng độ vũ trang ở Myanmar có thể sẽ leo thang khi chính quyền về lại tay giới chức quân sự.

Chuyên gia này cho rằng quân đội có thể sẽ không tiếp tục các cuộc đàm phán hòa bình với các nhóm vũ trang vốn diễn ra từ năm 2011 và thậm chí sử dụng các hành động đơn phương chống lại họ. Đặc biệt là về các vấn đề mà hai bên không đạt được thỏa thuận.

"Nếu tiến trình hòa bình tiếp tục, sẽ không có sự tham gia của chính phủ dân sự và những người thất vọng với cuộc đảo chính có thể tham gia vào lực lượng chống lại quân đội", ông Kipgen dự đoán.

Cũng có khả năng nổ ra các cuộc biểu tình công khai nếu người dân tin rằng quân đội không giữ lời hứa khôi phục quyền lực cho chính phủ được bầu ra trong một cuộc tổng tuyển cử dân chủ sau khi tình trạng khẩn cấp kéo dài một năm kết thúc.

"Không ai có thể đảm bảo quân đội sẽ tổ chức một cuộc bầu cử theo đúng mốc thời gian mà họ đã hứa. Khó có thể đoán trước được các hành động của quân đội", ông Kipgen nhận định.

Phản ứng của công chúng cũng sẽ phụ thuộc vào lời kêu gọi của bà Suu Kyi với những người ủng hộ mình.

"Nhưng lịch sử cho thấy quân đội khó có thể dung thứ cho phong trào quần chúng như vậy và sẽ không ngần ngại phản ứng dữ dội", ông Kipgen nói thêm.

Annie Lei Tong - chuyên gia tới từ Đại học Bắc Illinois cho biết quân đội có thể sẽ sử dụng quyền truy cập vaccine để đàn áp các cuộc biểu tình ngay cả khi không sử dụng nhiều bạo lực.

"Việc kiểm soát và phân phối vaccine sẽ mang lại cho Tatmadaw nhiều tín nhiệm hơn trong thời kỳ hậu đại dịch", ông Tong cho biết.

Quân đội Myanmar sẽ làm gì trong một năm tới để củng cố quyền lực? - 2
Tổng tư lệnh Các lực lượng vũ trang Myanmar - Thống tướng Min Aung Hlaing. (Ảnh: Reuters)

Trong khi đó, ông Kipgen cho rằng trong năm tới, quân đội Myanmar có thể sẽ bãi bỏ hoặc sửa đổi hiến pháp, đặc biệt là những phần liên quan tới bầu cử - bao gồm quyền của tổng thống trong việc bổ nhiệm các thành viên của ủy ban bầu cử và quyền hạn của cơ quan này.

"Quân đội có thể sử dụng điều này như một cái cớ để kéo dài tình trạng khẩn cấp của họ", ông phân tích.

Sau cuộc đảo chính, nhiều khả năng Tổng Tư lệnh Myanmar - Thống tướng Min Aung Hlaing sẽ không nghỉ hưu vào tháng 7, khi nhiệm kỳ của ông kết thúc.

"Các khả năng khác bao gồm quân đội và NLD đạt được thỏa thuận để ủy ban bầu cử điều tra các cáo buộc gian lận mà Tatmadaw đưa ra", ông Kipgen cho biết.

Lee Morgenbesser, giảng viên cấp cao tại Khoa Nhà nước và Quan hệ Quốc tế tại Đại học Griffith cho rằng cuộc đảo chính đưa Myanmar trở lại năm 1962, thời điểm quân đội bắt đầu nắm chính quyền ở Myanmar.

Giống như Kipgen, ông Morgenbesser dự đoán Tatmadaw sẽ sửa đổi hiến pháp hoặc luật bầu cử để giải tán NLD, đồng thời truy tố các lãnh đạo đối lập quan trọng. Ông Morgenbesse đồng thời bày tỏ hoài nghi về tính dân chủ, công bằng trong cam kết về cuộc bầu cử mới mà quân đội Myanmar đưa ra.

Trong khi đó, ông Tong phân tích, tình trạng khẩn cấp kéo dài một năm có thể làm át đi những tiếng nói thay thế. Khi các nước phương Tây đang vật lộn với đại dịch, sẽ không có sự hỗ trợ đáng kể nào từ nước ngoài để giúp chính phủ dân sự có thể nằm quyền trở lại.

Thử nghiệm cho Mỹ, mối quan tâm của Trung Quốc

Không giống như chính quyền Trump, vốn ít có phản ứng về dân chủ ở Malaysia và Thái Lan, chính quyền Biden dự kiến sẽ tập trung nhiều hơn vào vấn đề nhân quyền và dân chủ. Nhưng với việc các quan chức quân sự hàng đầu của Myanmar đã bị trừng phạt, không rõ các biện pháp tới đây của Mỹ sẽ làm gì.

Đối với Trung Quốc, Dereck Aw - chuyên gia tới từ công ty tư vấn Control Risks ở Singapore cho biết Bắc Kinh sẽ theo dõi sát sao các diễn biến sắp tới.

Theo Dereck, Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Myanmar và Bắc Kinh coi chính phủ dân sự là một "đối tác dễ đoán" hơn.

Myanmar cũng là một mắt xích quan trọng trong Sáng kiến "Vành đai, Con đường" của Trung Quốc.

Peng Nian – Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Hải Nam (Trung Quốc) tin rằng trong ngắn hạn, cuộc đảo chính khó có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với sáng kiến này vì nhiều dự án bị trì hoãn do đại dịch.

"Ngay cả khi quân đội tiếp quản và thành lập chính phủ mới, tôi nghĩ họ sẽ tiếp tục các dự án thuộc sáng kiến "Vành đai, Con đường" bởi Myanmar cần hỗ trợ kinh tế từ Trung Quốc cũng như các hỗ trợ về chính trị và ngoại giao", ông Peng nói.

Tại sao Trung Quốc Tại sao Trung Quốc "khó xử" vì chính biến Myanmar?

Cả hai bên trong cuộc chính biến ở Myanmar hôm 1/2 đều có quan hệ gần gũi với Bắc Kinh, theo nguồn tin quân sự ...

Biden dọa cấm vận Myanmar Biden dọa cấm vận Myanmar

Tổng thống Biden cảnh báo sẽ tái áp đặt cấm vận Myanmar vì vụ bắt Aung San Suu Kyi, kêu gọi phản ứng chung từ ...

Sa thải 24 bộ trưởng và thứ trưởng, quân đội Myanmar bổ nhiệm loạt nhân sự mới Sa thải 24 bộ trưởng và thứ trưởng, quân đội Myanmar bổ nhiệm loạt nhân sự mới

Quân đội Myanmar thông báo sa thải 24 bộ trưởng và thứ trưởng trong chính quyền của bà Aung San Suu Kyi.

Ngày đăng: 11:45 | 02/02/2021

/ vtc.vn