Hai nhà ngoại giao Mỹ và Trung Quốc tranh cãi về biển Đông tại Hội thảo Ấn Độ Dương liên quan đến việc Bắc Kinh xâm phạm vùng biển Việt Nam.

Trong bài phát biểu tại Hội thảo Ấn Độ Dương (IOC) hôm 4/9, Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc Harry Harris chỉ trích nặng nề Trung Quốc trong một số vấn đề bao gồm sáng kiến Vành đai và Con đường và các hành vi ở Biển Đông.

Chính sách ngoại giao của Trung Quốc là tìm cách buộc các thành viên ASEAN xác định quy tắc ứng xử trong khu vực do Bắc Kinh đưa ra và tuân thủ các tiêu chuẩn của Trung Quốc. Bạn có thể thấy sự đe dọa trong việc quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế. Như Ngoại trưởng Mike Pompeo từngnói - các hành vi bắt nạt của Trung Quốc ở Biển Đông cho thấy sự lựa chọn rộng lớn hơn đối với các quốc gia trong khu vực. Đây chính là thói hăm họa và kiểm soát đối với tự do và luật pháp.

Chúng tôi không đứng về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ. Mặc dù vậy, điều chúng tôi tin tưởng là vùng biển rộng lớn, được gọi là Biển Đông là vùng biển quốc tế. Những căn cứ quân sự mà Trung Quốc tạo ra... với bức tường cát khổng lồ ở giữa Biển Đông đều là bất hợp pháp”, ông Harris nói.

Ông cũng khẳng định việc Trung Quốc tiếp tục can thiệp bằng các hành vi leo thang đối với hoạt động dầu khí lâu đời của Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế của nước này là rất đáng quan ngại.

Bài phát biểu của ông Harry Harris gay gắt đến mức một quan chức Trung Quốc, ông Wei Hongtian, phải cắt ngang phiên hỏi đáp và bày tỏ sự bất đồng của mình đối với các tuyên bố của cựu chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ.

Về quân sự hóa, tự do hàng hải... ở Biển Đông, Trung Quốc có chủ quyền không thể chối cãi đối với quần đảo Nam Sa (tên Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa của Việt Nam) ở Biển Đông và vùng biển lân cận...”, ông Wei Hongtian ngang ngược nói khi nhắc lại mạnh mẽ yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc.

Vị chủ tọa điều hành Hội thảo đã cố gắng xoa dịu tình hình khi nói rằng diễn đàn không phải là nơi phù hợp để phản bác ý kiến. Dù vậy, ông Wei vẫn khăng khăng đáp trả bình luận của Đại sứ Mỹ.

Đặc phái viên Trung Quốc nhấn mạnh các quốc gia được hưởng tự do hàng hải và hàng không trong khu vực theo luật pháp quốc tế.

“Mọi người đều thích sự tự do hàng hải, không có gì xảy ra ở đó”, ông nói khi người điều hành một lần nữa cố gắng ngăn ông không đưa thêm bất kỳ quan điểm nào tiếp nữa.

“Ai là kẻ bắt nạt?”, Đặc phái viên Trung Quốc đặt câu hỏi cuối cùng, trước khi cảm ơn người điều hành dành thời gian cho mình để mình đáp trả.

Ông Harris bắt tay Wei sau khi ông này rời khỏi sân khấu.

Theo Sputnik, ngoài vấn đề về Biển Đông, Đại sứ Mỹ khẳng định chính phủ Trung Quốc không giữ lời, từ Hiệp ước với Anh về Hong Kong, tới các cam kết với WTO và vấn đề nhân quyền. Ông gọi sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc là chính sách "săn mồi", bỏ qua các quy tắc quốc tế về minh bạch và lôi kéo nhiều quốc gia vào bẫy nợ khiến họ dễ bị tổn thương nhằm ép buộc và đe dọa chủ quyền.

Tuy nhiên, nhà ngoại giao Mỹ nhấn mạnh rằng bất chấp những lo ngại của Mỹ, Washington không tìm cách “kiềm chế Trung Quốc”.

“Hãy để tôi nhấn mạnh rằng bất chấp những lo ngại của chúng tôi, Mỹ đều không tìm cách kiềm chế Trung Quốc. Chúng tôi hoan nghênh sự tham gia của Trung Quốc vào trật tự quốc tế dựa trên các quy tắc và chúng tôi thường xuyên nhắc nhở Bắc Kinh về sự thịnh vượng mà trật tự đó đã mang đến cho Trung Quốc, giải phóng hàng trăm triệu người và giúp hàng tỷ người thoát khỏi đói nghèo”, Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc tuyên bố.

quan chuc my trung cai nhau kich liet vi bien dong va viet nam Những tác động hiện hữu từ việc Hạ viện Anh nắm quyền kiểm soát Brexit
quan chuc my trung cai nhau kich liet vi bien dong va viet nam Ông Duterte hé lộ cuộc đối thoại với ông Tập Cận Bình về phán quyết Biển Đông
quan chuc my trung cai nhau kich liet vi bien dong va viet nam Báo Ấn Độ chỉ trích hành động "bắt nạt" của Trung Quốc ở Biển Đông

Ngày đăng: 09:27 | 07/09/2019

/ vtc.vn