Facebook, mạng xã hội lớn nhất tại Việt Nam đang chiếm ngót 70% giao dịch thương mại điện tử. Nhưng thật ra, chúng ta còn hầu như chưa thu được xu cắc nào, thậm chí chưa biết nó là gì trong khi quy mô thương mại điện tử (TMĐT) ước đoán lên tới 10 tỷ USD trong chỉ vài năm tới.
Năm 2015, giao dịch TMĐT trên facebook chỉ 44%. Năm 2016 đã lên tới 66%. Và năm nay, có vẻ mạng xã hội này đang thống lĩnh giao dịch TMĐT. Ảnh: Internet
Năm 2015, giao dịch TMĐT trên facebook chỉ 44%. Năm 2016 đã lên tới 66%. Và năm nay, có vẻ mạng xã hội này đang thống lĩnh giao dịch TMĐT. Không thể phủ nhận sự nhanh nhạy của người Việt khi giờ đây, cửa hàng, giao dịch, môi giới, quảng bá, và kiếm tiền chỉ thông qua duy nhất một chiếc smart phone.
Giá bán thì thấp hơn do tiết giảm tối đa chi phí, hình thức vận chuyển nhanh hơn. Công cụ mua sắm đơn giản hơn, tiết kiệm thời gian hơn khi chiếc smartphone thực hiện 52% hành vi mua sắm.
Thực tế là đã có hẳn một thứ nghề cực hot và cũng cực lớn gọi là “bán hàng qua mạng”. Cũng như hình thành một hành vi mua sắm mới mà con số ước đoán 10 tỷ USD chưa đủ mô tả quy mô của hình thức này.
Nhớ năm ngoái, khi Cục thuế TPHCM thu hơn 9 tỷ đồng tiền thuế của một cá nhân bán hàng qua mạng, bên cạnh việc thất thoát số tiền thuế rất lớn qua quy mô doanh thu, nhiều chuyên gia còn nhìn thấy sự tụt hậu trong cả quản lý và chính sách.
Đề xuất duy nhất của cơ quan chức năng cho đến giờ chỉ là một dự thảo của Bộ Tài chính, chỉ là một phương án tính thuế. Theo đó, một sản phẩm hàng hóa bán qua mạng có giá trị từ 1 triệu đồng/lần trở lên sẽ thu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân theo tỉ lệ %.
Lưu ý, cơ sở của đề xuất này là “tự kê khai”.
Có thể nói, ngay cả biện pháp quản lý này cũng đang cho thấy sự “bất khả thi” của nó trong một nền kinh tế tiền mặt.
TMĐT đang phát triển với tốc độ tăng trưởng 22% mỗi năm, nhưng thị trường dự kiến đạt quy mô 10 tỷ USD trong vài năm tới đó đang gần như bỏ ngỏ hoàn toàn. Hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng tràn lan. Mỹ phẩm, thực phẩm chức năng hoàn toàn không kiểm soát được nguồn gốc, chất lượng. Vi phạm sở hữu công nghiệp phổ biến đến mức không thể xử lý.
Báo cáo mới nhất của Diễn đàn kinh tế thế giới vừa xếp Việt Nam vào nhóm chưa hề sẵn sàng cho cách mạng công nghiệp 4.0. Riêng về quản lý, như với TMĐT hiện nay, nói không quá là chúng ta còn đang mắc kẹt ở thời bao cấp.
Mắc kẹt, vì chỉ nghĩ đến việc thu, chỉ nhìn thấy những đồng tiền lẻ trước mắt mà không tìm cách tạo môi trường cho miếng bánh đó được to hơn.
Mắc kẹt, với tư duy không quản lý nổi những giao dịch điện tử nhưng lại đòi hỏi chẳng hạn google hay facebook phải đặt máy chủ ở Việt Nam.
Như thế, làm sao mà hứng nổi quả sung lớn cỡ kia?
BlackBerry kiện Facebook
BlackBerry cho rằng họ phát minh ra những khái niệm cốt lõi về thiết kế ứng dụng tin nhắn di động và Facebook, Instagram, WhatsApp ... |
Nghề duyệt bài đăng Facebook
Sarah Katz, một quản trị viên của Facebook, kể lại, cô phải chuẩn bị tâm lý sẵn sàng xem mọi thứ, từ ảnh khiêu dâm ... |
Ngày đăng: 14:07 | 19/03/2018
/ https://laodong.vn