Trong căn nhà nhỏ, rất nhiều những món đồ phế thải được ông 'phù phép' trở thành những vật dụng độc đáo khiến ai cũng phải tròn mắt ngạc nhiên.
Ông Tống Văn Thơm, "phù thủy" chuyên tái chế đồ phế thải. - Hoài Nhân
Đèn cảm ứng "thần kỳ", đồng hồ lồng chim, thùng phuy biết hát, giỏ tầm vông xếp… những món đồ này chỉ nghe cái tên thôi cũng đã thấy... lạ. Để rồi nếu có dịp đến ngôi nhà của một ông lão thu gom rác ở Sài Gòn, bạn sẽ đi từ bất ngờ này đến ngạc nhiên khác. Bởi qua tay ông, hàng nghìn thứ bỏ đi bỗng hóa thành những món đồ độc nhất vô nhị, hơn nữa còn... vô giá.
Ông là Tống Văn Thơm (68 tuổi), sinh ra ở Campuchia và lớn lên ở Sài Gòn. Nhiều người hẳn đã quen với hình ảnh ông "Thơm ve chai”, Chủ tịch Nghiệp đoàn vệ sinh dân lập Q.5, với chiếc xe cứu hỏa 2 bánh kiêm tủ sơ cứu di động tự chế chạy bon bon trên đường. Nhưng ngoài chiếc xe “độ” ấy, ít ai biết ngôi nhà của ông là nơi cả một kho rác thải "hồi sinh".
“Sau Giải phóng, lúc ổn định nhà cửa, tôi vẫn hay chế tạo vật dụng trong nhà để xài. Về sau, khi thành phố có chỉ thị giảm thiểu chất thải rắn ra môi trường, tôi bắt đầu mang đồ người ta bỏ đi về tái chế thử. Tôi làm nghề gom rác, gặp vợ cũng gom rác, giờ nguyên căn nhà cũng toàn rác, chắc có duyên với rác. Mà rác qua tay tôi rồi là ai cũng khoái nha”, ông Thơm cười khà khà.
Từng được ba mẹ cho theo học trường đào tạo bách nghệ của Pháp nên nghề nào ông cũng biết đôi chút. Ông làm nhiều công việc khác nhau ở Sài Gòn như sửa chữa, phục hồi xe cơ giới, máy ủi, máy xúc, đóng và trục vớt tàu thuyền… Rồi ông mày mò làm "sống lại" nhiều thứ người ta vứt đi.
Rác thải bủa vây dự án thi công vành đai 2 trên đường Trường Chinh
Gần 4 tháng khởi công, công trình thi công đường vành đai 2 trên cao (đoạn từ Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở) vẫn chưa ... |
Biến rác thải thành vật liệu xây dựng
Đối với nhiều nước trên thế giới, rác thải – đặc biệt là rác thải xây dựng - được xem là nguồn tài nguyên quý ... |
Hà Nội ùn ứ rác thải sau khi bãi rác Nam Sơn bị phong tỏa
Sau khi bãi rác lớn nhất Hà Nội bị người dân chặn xe, rác thải sinh hoạt ở nhiều tuyến đường nội thành đã bị ... |
Ảnh: Hoài Nhân
Ảnh: Hoài Nhân
Ảnh: Hoài Nhân
Ảnh: Hoài Nhân
Ông Thơm cũng cho biết, tùy vào món đồ mà ông có thể bán hoặc không bán. Những thứ ông bán đi thường là những thứ ông có thể làm được cái thứ hai, hoặc người mua tìm đến với mục đích trưng bày, lưu giữ. Với những ai muốn mua đi bán lại kiếm lời, ông tuyệt đối không bán, dù họ có trả giá cao bao nhiêu.
Ảnh: Hoài Nhân
Ảnh: Hoài Nhân
Ảnh: Hoài Nhân
Ảnh: Hoài Nhân
Sau một ngày làm việc ngoài đường, ông trở về nhà và lui cui với sở thích kỳ lạ của mình. "Hồi trước bà xã với mấy con của tôi cằn nhằn miết. Nhưng khi chúng đỗ đạt rồi, chúng tự nhìn lại, rồi tự hiểu nhờ những đống rác này của ba mà chúng nên người. Còn bả thì tôi hỏi, bây giờ một là cờ bạc, hai là rượu chè, ba là gái gú, hoặc là tôi ngồi đây với mớ ve chai, làm ra những món đồ có ích, bà chọn cái nào? Riết bả cũng cười thôi", ông Thơm pha trò.
Với ông, làm những món đồ vô dụng sống lại không chỉ là niềm vui, niềm đam mê mà còn là cách mang đến cho cuộc sống những điều tốt đẹp hơn.
Ngày đăng: 06:16 | 20/08/2018
/ https://thanhnien.vn