Hài hước nhất là thông tin ông Phó Chủ tịch Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu VN bị phát hiện nghi dùng bằng giả.
Văn bản xác nhận của trường Đại học Dược Hà Nội - Ảnh: N.H- Tuổi trẻ
Báo Tuổi trẻ cho biết, bà Nguyễn Thị Sinh - phó tổng biên tập, trưởng cơ quan đại diện Tạp chí Hàng hóa và Thương hiệu phía Nam đã có văn bản đề nghị trường ĐH Dược Hà Nội xác minh văn bằng đối với ông Nguyễn Trọng Khanh (sinh ngày 22-1-1983), hiện đang là phó chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP).
Trước đó, ông Khanh từng thi vào lớp cử nhân chính trị, học cùng lớp với bà Sinh, nhưng nghỉ học nửa chừng. Theo bà Sinh, văn bằng ông Khanh nộp tại lớp học này là bản sao bằng tốt nghiệp trường ĐH Dược Hà Nội. Bản sao văn bằng này được bà Sinh thu thập từ cơ sở đào tạo lớp cử nhân chính trị nói trên.
Tuy nhiên, phía trường ĐH Dược Hà Nội đã có văn bản trả lời xác nhận rõ "không cấp bằng tốt nghiệp đại học ngành dược cho ông Nguyễn Trọng Khanh".
Thật là một chuyện hài hước, trớ trêu. Một vị Phó Chủ tịch hiệp hội chống hàng giả lại bị phát hiện nghi vấn dùng bằng giả. Trường ĐH Dược- đơn vị sở hữu tấm bằng tốt nghiệp ĐH của ông Khanh cũng đã khẳng định không cấp bằng cho ông. Vậy thì chắc chắn tấm bằng mà ông Khanh đang sở hữu ấy đến từ đâu? Liệu hiệp hội chống hàng giả có thể giúp mọi người tìm ra câu trả lời?
Ông Lê Thế Bảo - chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam với báo chí. Ông Bảo cho biết đã nắm được thông tin và xác minh lại vấn đề bằng cấp liên quan đến ông Nguyễn Trọng Khanh.
Tuy nhiên, theo ông Bảo, VATAP là tổ chức xã hội nghề nghiệp phi lợi nhuận, hầu hết các thành phần tham gia đều là những cán bộ, công chức về hưu. Do đó, để thu hút được những cán bộ trẻ là rất khó khăn vì lương rất thấp, nên quan điểm của ông Bảo là "không coi trọng bằng cấp".
Theo đó, ông Bảo cho rằng nếu phát hiện việc sử dụng bằng giả, khai báo không trung thực thì có thể kiểm điểm, phê bình, còn Hiệp hội vẫn khuyến khích cán bộ trẻ làm việc mà không quá chú trọng đến bằng cấp.
Đúng là một câu trả lời vượt trên cả sự mong đợi. Ông Phó chủ tịch hiệp hội bị phát hiện nghi dùng bằng giả, ông Chủ tịch hiệp hội lại trả lời: “vì lương thấp nên không coi trọng bằng cấp, nếu khai báo không trung thực thì chỉ kiểm điểm, phê bình”. Ô hay, Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu mà lại thoáng đến thế, bất chấp bằng giả -chính là một loại hàng giả đến như vậy thì người tiêu dùng còn biết trông đợi vào ai nữa đây?
Thảo nào mà công cuộc chống hàng giả của chúng ta còn gặp nhiều trở ngại. Một chuyện thậm vô lý như vậy nhưng nó vẫn tồn tại trong xã hội, mà người dân cũng chẳng biết kêu than với ai. Nó cũng vô lý như chuyện bán vé xem bóng đá chung kết AFF Cup của Liên đoàn bóng đá Việt Nam. Vé bán online nhưng vừa vào mua thì mạng sập, và chỉ 5 phút sau thì được thông báo đã hết vé trong khi vé chợ đen thì nhiều vô biên, ai muốn mua mệnh giá nào cũng có, chỉ có điều mức giá đắt lè mà thôi.
Đúng là ở đời, chuyện phi lý lúc nào cũng sẵn, và chẳng hiểu sao nó cứ tồn tại hết năm này qua tháng khác mà chẳng ai hiểu nổi vì sao.
Trưởng ban tổ chức huyện dùng bằng cấp 2 của chú để thăng tiến
Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy Krông Nô dùng bằng THCS và tên của chú ruột để đi học, từ đó thăng tiến trong công ... |
Chánh án tòa Tối cao nói về vụ thẩm phán dùng bằng giả
Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình khẳng định ông hoàn toàn ủng hộ trường Đại học Luật Hà Nội trong việc không phục ... |
Ngày đăng: 09:23 | 11/12/2018
/ http://baodatviet.vn