Quy định của Bộ GTVT là đúng, Bộ GTVT cần tuyên truyền, không để phá ngang...
LTS:- Bộ Giao thông vừa ban hành thông tư sửa đổi về quy chế an toàn hàng không dân dụng. Theo đó, phi công muốn nghỉ việc phải báo trước 120 ngày. Ngoài ra, khi những lao động này chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng đào tạo, hợp đồng lao động. Quy định trên đang gây nhiều tranh cãi. Bình luận về quy định trên, TS Lê Hồng Sơn - nguyên Cục trưởng Cục KTVB, Bộ Tư pháp đã có bài phân tích thể hiện góc nhìn riêng của ông về vấn đề này. Để rộng đường dư luận, Báo Đất Việt xin đăng tải nguyên văn bài viết của ông về việc này.
Phi công nghỉ việc phải báo trước 120 ngày đúng hay sai? Ảnh: VNA
1- Phi công phải báo trước 120 ngày hay 45 ngày mới được nghỉ việc? Điểm nóng dư luận, các cơ quan công quyền, các chuyên gia vào cuộc.
Theo thông tin từ một số Phi công muốn thôi việc ở Đoàn bay 919- Tổng Công ty hàng không VN thì sự việc phát sinh đã 3 năm nay, đã có nhiều cuộc đối thoại giữa họ với VNA nhưng vấn đề không được giải quyết. Theo quy định của các Thông tư do Bộ GTVT ban hành, mà hiện hành là Thông tư số 21/2017/TT-BGTVT về Bộ quy chế an toàn hàng không DD, thì Phi công muốn thôi việc, bị buộc phải báo trước 120 ngày và phải trả lại phí đào tạo cho hãng.
Sự việc được đẩy lên khi gần đây, một số Phi công đã có đơn kêu cứu gửi các cơ quan công quyền, các cơ quan thông tấn, báo chí với nội dung cho rằng quy định buộc Phi công khi muốn thôi việc phải báo trước 120 ngày và phải bồi hoàn phí đào tạo là trái với quy định của Hiến pháp và Bộ luật Lao động. "Đơn cầu cứu của tập thể phi công Việt Nam" có chữ ký của một số Phi công còn cho rằng họ bị buộc phải làm việc trong môi trường không bảo đảm, lương, chế độ đãi ngộ thấp gây bức xúc, ảnh hưởng không nhỏ cho lực lượng lao động kỹ thuật cao (là Phi công)...
Lá đơn kêu cứu, loạt bài trên các phương tiện thông tin đại chúng đã buộc các cơ quan có thẩm quyền vào cuộc, kể cả các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Chính phủ, Các Bộ GTVT, Bộ LĐTB&XH,Bộ Tư pháp... Ngay trong mấy ngày gần đây, trong tháng 9 này, đại diện một số cơ quan có thẩm quyền đã phải đăng đàn trả lời. Cũng dễ hiểu khi mà tinh thần dân chủ ở ta đang khá cao và chúng ta đang quan tâm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của ngưới lao động, của người bị yếu thế, bị thiệt thòi.
Đáng chú ý là quan điểm của phần lớn các ý kiến đều thiên về hướng cho rằng Thông tư số 21/2017/TT-BGTVT có quy định buộc Phi công phải báo trước 120 ngày là trái với quy định của Bộ luật Lao động ( chỉ phải báo trước 45 ngày).
Ông Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ LĐTB&XH cũng khẳng định như vậy. Một số ĐBQH cũng thiên về hướng này. Ông tiến sỹ, giảng viên Đại học luật TP Hồ Chí Minh đã có bài khá dài, say sưa phân tích những luận điểm chứng minh rằng TTư số 21/2017/TT-BGTVT trái với Bộ luật Lao động, kể cả với Luật ban hành văn bản QPPL 2015. Cũng theo báo chí, ông Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL của Bộ Tư pháp nói rằng TTư số 21/2017/TT-BGTVT " Có vấn đề" và sẽ có báo cáo với Lãnh đạo Bộ Tư pháp. Dư luận đang được kéo theo hướng chủ yếu cho rằng TTư của Bộ GTVT quy định buộc Phi công muốn nghỉ việc phải báo trước 120 ngày là trái Luật, phải bị bãi bỏ.
Trong luồng quan điểm như vậy, Tôi thấy ý kiến giải thích, tự bảo vệ quan điểm của Bộ GTVT khá đơn độc, chưa thật mạnh mẽ, quyết liệt. Vậy vấn đề nằm ở đâu, ai đúng, ai sai?
2 - Phi công lái máy bay dân dụng của VNA, Anh là ai?
Trước hết, cần khẳng định rằng, họ là Lực lượng lao động kỹ thuật cao, được lựa chọn khá kỹ lưỡng, phải được đào tạo bài bản, trong thời gian dài và khá tốn kém ( Mất khoảng 2- 3,5 tỷ VNĐ). Môi trường, điều kiện lao lao động khắc nghiệt, đòi hỏi kỷ luật cao. Như vậy, họ không phải là lao động phổ thông, không thuộc diện tuyển dụng, đào tạo, sử dụng đơn giản, dễ dàng, thuận lợi như tuyệt đại đa số lao động ở nước ta. Chế độ lương bổng của Phi công, tuy không bằng nhiều nước nhưng như thông báo của Hãng HKVN thì mức lương này là rất cao, là ước mơ so với mặt bằng lương của tuyệt đại đa số lương, thu nhập của người lao động Việt Nam.
3 - Cơ sở pháp lý như thế nào? 2 văn bản có quy định khác nhau? Theo tôi, Luật ban hành văn bản QPPL 2015 xếp Bộ luật và Luật ngang hàng. Luật HKDD đã có quy định ưu tiên áp dụng quy định của Luật HKDD khi các luật khác có quy định khác với Luật này về HKDD. Do đó, quy định của Luật HKDD về tuyển dụng, sử dụng, quản lý lao động thuộc lĩnh vực này, đặc biệt là lao động đặc thù với nhân viên hàng không phải được ưu tiên áp dụng khi các Luật, Bộ Luật khác có quy định khác. Tại Luật này, Quốc hội đã quyết định giao cho Bộ GTVT quy định chi tiết về chế độ lao động. Đây là quyết định của Quốc hội, là quy định của Luật, phải được tuân thủ.
Có ý kiến băn khoăn, cho rằng " Chế độ lao động, kỷ luật lao động đặc thù" mà Luật HKDD quy định giao cho Bộ GTVT quy định chi tiết không bao hàm nội dung cho phép Bộ GTVT kéo dài thời gian buộc Phi công phải báo trước 120 ngày (nhiều hơn thời gian quy định của Bộ Luật LĐ là 45 ngày). Tôi cho rằng cách hiểu như vậy là không đúng với Quy định của Luật và đặc thù lao động của Phi công.
Thứ trưởng Giao thông: \'Phi công nghỉ việc phải báo trước 4 tháng để tránh rối loạn\'
Lãnh đạo Bộ Giao thông cho rằng phi công là công việc đặc thù nên mỗi hãng có thể quy định riêng nhằm đáp ứng ... |
MC Minh Trang VTV liên tục bị yêu cầu nghỉ việc
MC \'Bữa trưa vui vẻ\' chia sẻ cô bị bố mẹ mắng suốt ngày, bắt bỏ việc vì thương con gái vất vả, lăn lộn ... |
Ngày đăng: 13:52 | 01/10/2018
/ http://baodatviet.vn