Bị thất bại trên khắp các chiến trường Việt Nam và Đông Dương nên thực dân Pháp ngày càng lệ thuộc vào đế quốc Mĩ. Lợi dụng tình hình đó, Mĩ can thiệp sâu và "dính líu trực tiếp" vào cuộc chiến tranh Đông Dương.

Hoàn cảnh lịch sử mới

Sau chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947 và Cách mạng Trung Quốc thắng lợi (1.10.1949), tình hình Đông Dương và thế giới thay đổi có lợi cho cuộc kháng chiến của chúng ta, không có lợi cho thực dân Pháp.

Bị thất bại trên khắp các chiến trường Việt Nam và Đông Dương nên thực dân Pháp ngày càng lệ thuộc vào đế quốc Mĩ. Lợi dụng tình hình đó, Mĩ can thiệp sâu và "dính líu trực tiếp" vào cuộc chiến tranh Đông Dương.

phap lap hanh lang dong tay de co lap viet bac nhung

Liên tiếp thất bại khiến quân Pháp ngày càng phải dựa vào viện trợ của Mĩ

Quân ta tiến công địch ở biên giới phía Bắc

Với viện trợ về tài chính và quân sự của Mĩ, thực dân Pháp đã thực hiện "Kết hoạch Rơ-ve", nhằm "khóa cửa biên giới Việt-Trung" bằng cách tăng cường hệ thống phòng ngự trên Đường số 4 và "cô lập căn cứ Việt Bắc" với đồng bằng Liên Khu III và Liên Khu IV, thiến lập "Hành lang Đông – Tây" (Hải Phòng-Hà Nội-Hòa Bình-Sơn La). Trên cơ sở đó, chúng chuẩn bị một kế hoạch có quy mô lớn nhằm tiến công Căn cứ địa Việt Bắc lần thứ hai.

phap lap hanh lang dong tay de co lap viet bac nhung

Lược đồ chiến dịch Biên giới 1950

Để phá âm mưu đó, tháng 6.1950 Trung ương Đảng và Chính phủ ta quyết định định mở chiến dịch Biên giới, nhằm tiêu diệt một bộ phận lực lượng địch, khai thông con đường liên lạc quốc tế giữa nước ta và Trung Quốc với các nước dân chủ trên thế giới, mở rộng và củng cố Căn cứ địa Việt Bắc, tạo điều kiện đẩy mạnh công cuộc kháng chiến

Với lực lượng áp đảo, quân ta tiêu diệt Đông Khê (sáng 18.9), uy hiếp Thất Khê, thị xã Cao Bằng bị cô lập; hệ thống phòng ngự của địch trên Đường số 4 bị lung lay.

Quân Pháp ở Cao Bằng được lệnh rút theo Đường số 4, đồng thời lực lượng của chúng ở Thất Khê cũng được lệnh tiến đánh Đông Khê để đóng cánh quân từ Cao Bằng xuống, rồi cùng rút về xuôi.

phap lap hanh lang dong tay de co lap viet bac nhung

Bác Hồ với các chiến sĩ

Đoán trước ý định của địch, quân ta mai phục chặn đánh trên Đường số 4, hai cánh quân Cao Bằng và Thất Khê bị thiệt hại nặng nên không liên lạc được với nhau. Đến lượt Thất Khê bị uy hiếp, quân Pháp buộc phải rút về Na Sầm, rồi Lạng Sơn và đến ngày 22.10 thì rút khỏi Đường số 4.

Phối hợp với mặt trận Biên giới,quân ta hoạt đọng mạnh ở tả ngạn sông Hồng, ở Tây Bắc và trên Đường số 6, buộc Pháp phải rút khỏi thị xã Hòa Bình. Phong trào chiến tranh du kích phát triển mạnh ở Bình-Trị-Thiên, Liên khu V và Nam Bộ.

Sau hơn một tháng chiến đấu trên mặt trận Biên giới (từ ngày 16.9 đến 22.10.1950), quân ta đã giải phóng vùng biên giới Việt-Trung, từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35 vạn dân. "Hành lang Đông – Tây" bị chọc thủng ở Hòa Bình. Thế bao vây cả trong lẫn ngoài của địch đối với Căn cứ địa Việt Bắc bị phá vỡ. Kế hoạch Rơ-ve của Pháp bị phá sản.

phap lap hanh lang dong tay de co lap viet bac nhung Sự kiện Vịnh Bắc Bộ và sự dối trá của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam

Sự kiện Vịnh Bắc Bộ chưa bao giờ tồn tại, và nó chỉ là cái tên hoa mỹ mà người Mỹ dựng lên để có ...

phap lap hanh lang dong tay de co lap viet bac nhung Lính Mỹ: Chiến tranh Việt Nam “căng” gấp 6 lần Chiến tranh thế giới 2

So với Chiến tranh Việt Nam, lính Mỹ từng tham gia Chiến tranh Thế giới thứ hai chỉ giống như một "cuộc đi dạo".

phap lap hanh lang dong tay de co lap viet bac nhung Khốn khổ lính quân y Mỹ trong chiến tranh Việt Nam

Thương vong lớn và binh lính quá công tử là nguyên do khiến quân y Mỹ phải hoạt động "hết công suất" trong chiến tranh ...

Ngày đăng: 16:09 | 02/04/2019

/ http://danviet.vn