Dù ít khi phải đối đầu nhưng pháo phản lực DKB của Việt Nam luôn khiến lính Mỹ khiếp hồn bạt vía.
DKB hay còn gọi là ĐKB là một trong những loại vũ khí tiêu biểu cho sự sáng tạo của quân và dân ta trong kháng chiến chống Mỹ, đây là loại pháo phản lực theo ống được gỡ từ những dàn pháo phản lực BM-21 của Liên Xô theo sáng kiến do phía ta đề xuất. Nguồn ảnh: QPVN.
Xét thấy các loại hỏa lực mạnh, tấp cập với số lượng lớn sẽ mang lại lợi thế rất lớn về chiến thuật cũng khả năng hỗ trợ cho bộ binh trên chiến trường trong điều kiện không có các đơn vị cơ giới, và để làm được điều này chúng ta phải nghĩ cách đưa các dàn pháo phản lực phóng loạt BM-21 vượt dãy Trường Sơn vào tận trong chiến trường miền Nam Việt Nam.
Theo thiết kế cơ bản, các tổ hợp pháo BM-21 có kích thước khá lớn và quá quá cồng kềnh, tốc độ di chuyển và cơ động chậm, cũng như không phù hợp với chiến thuật của quân giải phóng trên chiến trường, mặt khác nếu số lượng xe phóng chỉ một vài chiếc thì hiệu quả lại không cao. Điều đó đã dẫn tới sáng kiến tháo ống phóng trên BM-21 xuống làm thành pháo phản lực DKB có khả năng vác bằng vai.
Với trọng lượng chỉ 55 kg, ống phóng này được thiết kế đặc biệt kèm theo chân đế để giúp cố định khi bắn và đo được góc bắn chính xác hơn cho người lính. Năm 1966, các ống phóng tháo rời này lần đầu tiên được gửi tới Việt Nam để thử nghiệm trong chiến trường.
Thử nghiệm cho thấy, DKB hoạt động tốt, hiệu quả trong địa hình rừng núi miền Nam Việt Nam. Loại vũ khí này còn rất thích hợp với chiến thuật đánh du kích, một chiến thuật cực kỳ phổ biến trong Chiến tranh Việt Nam được cả du kích, bộ đội địa phương và quân chủ lực của ta sử dụng.
Về cơ bản, các ống phóng này có khả năng bắn như các dàn phóng trên BM-21. Tầm bắn của chúng có thể lên tới 11 km. Kết hợp nhiều đại đội pháo phản lực DKB lại với nhau có thể tạo ra hỏa lực cực kỳ kinh hoàng dù vậy độ chính xác của chúng vẫn còn ở mức hạn chế. Nguồn ảnh: QĐND.
Bộ đội ta thậm chí còn sáng tạo hơn, khi chế tạo được cơ cấu đánh lửa bên ngoài cho các quả đạn pháo phản lực BM-21 và bắn trên cơ cấu ống tre hoặc đắp ụ đất. Tất nhiên độ chính xác là rất thấp nhưng bù lại độ cơ động lại cực nhanh, không cần phải mang vác cơ cấu phóng nặng tới nửa tạ trên lưng. Nguồn ảnh: Defence.
Kiểu phóng này thường chỉ được sử dụng một cách bất đắc dĩ nhưng lại có phần hiệu quả, khiến đối phương nghĩ ta có hỏa lực mạnh. Người lính có thể vừa bắn vừa cơ động liên tục, khiến đối phương phán đoán sai lực lượng của ta và dẫn tới những sai lầm trong chỉ huy về mặt chiến thuật. Nguồn ảnh: SH.
Năm 1968, 54 khẩu pháo phản lực DKB đã đập nát sân bay Biên Hòa, gây hư hại cho hàng chục máy bay địch chỉ sau vài lượt bắn. Nguồn ảnh: Wartale.
Đây cũng được ghi nhận là lần đầu tiên pháo phản lực DKB được ta sử dụng với số lượng lớn để đánh cùng một mục tiêu và mang lại hiệu quả rất lớn. Nguồn ảnh: Urban.
Tới tận ngày nay, BM-21 vẫn tiếp tục được giữ biên chế chính thức trong quân đội ta, những khẩu pháo phản lực phóng loạt có tuổi đời trên 50 tuổi này vẫn đang được quân đội ta bảo quản và sử dụng rất tốt. Nguồn ảnh: Trithuc.
Tất nhiên là trong thời điểm hiện tại, DKB đã không còn được sử dụng theo kiểu "cái khó ló cái khôn" trong thời kháng chiến chống Mỹ nữa mà thay vào đó là những dàn phóng BM-21 dũng mãnh và đầy uy lực. Nguồn ảnh: Trithuc.
Tính thời sự trong lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến
Thời điểm này 72 năm trước đánh dấu mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giải phóng dân tộc ... |
Xúc động cùng những lá thư và nhật ký thời chiến
Triển lãm chuyên đề “Thư, Nhật ký thời chiến” vừa chính thức khai mạc vào sáng 26.4 tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt ... |
Ngày đăng: 01:00 | 14/11/2019
/