Một người đàn ông  Trung Quốc bị bắt cóc khi còn nhỏ đã được đoàn tụ với cha mẹ ruột sau 32 năm, kết thúc tốt đẹp cho một trong những vụ trẻ em bị bắt cóc nổi tiếng nhất ở Trung Quốc.

pha vu bat coc tre em noi tieng trung quoc nho cong nghe nhan dien

Mao Yin lúc nhỏ trước khi bị bắt cóc và mẹ - bà Li Jingzhi. Ảnh: SCMP.

Mao Yin bị mất tích ở Tây An, thủ phủ tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc năm 1988 khi lên 2 tuổi và bị bán cho một gia đình khác để làm con nuôi. Ở nhà cha mẹ nuôi, Mao được đặt tên là Gu Ningning.

Anh đã được đoàn tụ với cha mẹ ruột là Mao Zhenjing và Li Jingzhi hôm 18.5 tại một cuộc họp báo do công an Trung Quốc tổ chức và được phát sóng trực tiếp trên đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV.

Mao Yin hiện đang điều hành một doanh nghiệp trang trí nội thất, được cảnh sát Tây An phát hiện ra từ đầu tháng 5 bằng công nghệ nhận dạng khuôn mặt phân tích những bức ảnh cũ khi anh còn bé. Việc xác nhận Mao Yin được diễn ra sau đó bằng xét nghiệm ADN.

Khi cảnh sát thông báo cho bà Li Jingzhi vào Ngày của Mẹ rằng con trai của bà đã được tìm thấy, bà Li rơi nước mắt và nói: "Đây là món quà tuyệt vời nhất mà tôi từng nhận được trong Ngày của Mẹ".

pha vu bat coc tre em noi tieng trung quoc nho cong nghe nhan dien
Cuộc đoàn tụ của gia đình Mao Yin hôm 18.5. Ảnh: SCMP.

Tại cuộc họp báo, vợ chồng ông bà Mao đã rơi nước mắt khi ôm con trai. Bà Li cầm tay con trai và nói: "Tôi không muốn phải chia tách khỏi con trai mình một giây phút nào nữa". Con trai bà cũng cho biết sẽ sớm đến sống cùng cha mẹ ruột.

Mao Yin mất tích năm 1988 gần khách sạn Jinling ở Tây An sau khi cha anh để anh một mình trong vài phút để đi lấy nước.

Cha mẹ Mao Yin đã dành 32 năm qua để tìm con trai khắp Trung Quốc. Bà Li đã phát hơn 100.000 tờ rơi tìm trẻ mất tích.

Kể từ năm 1999, bà Li đã xuất hiện trong rất nhiều chương trình truyền hình ở Trung Quốc để nâng cao nhận thức về hàng nghìn trẻ em mất tích trên khắp đất nước. Bà nói rằng, một ngày nào đó, bà hy vọng con mình có thể xem một trong những chương trình này.

Năm 2007, bà Li trở thành tình nguyện viên tại một nền tảng phi chính phủ lớn mang tên "Baby Come Home" để tìm những trẻ em bị bắt cóc và giúp hơn 20 gia đình tìm thấy con cái bị mất tích.

"Bởi lúc đó tôi đã tìm con trai hơn hai thập kỷ, tôi hiểu là nó khó tới mức nào. Tôi cũng tự hỏi liệu có ai đó trao sự giúp đỡ con trai tương tự như vậy để con trai tôi có thể tìm thấy gia đình mình hay không" - bà Li từng chia sẻ hồi tháng 1 năm nay.

Trong cuộc tìm kiếm kéo dài nhiều năm, bà đã theo khoảng 300 trường hợp tiềm năng để xem đó có phải con trai mất tích của mình không nhưng kết quả mỗi lần đều không trùng khớp.

Cánh sát cho biết, tháng trước họ phát hiện con trai bà đã bị bán cho một cặp vợ chồng không có con với giá 6.000 nhân dân tệ (khoảng 845 USD).

Không có thông tin khác về cha mẹ nuôi của Mao Yin được công bố. Hiện vụ bắt cóc vẫn đang được điều tra.

Tuy nhiên, CCTV cho hay, Mao Yin đã được nuôi dạy trưởng thành ở tỉnh Tứ Xuyên và đi học đại học trước khi thành lập một công ty thiết kế nội thất.

Năm 2009, Bộ Công an Trung Quốc đã thiết lập một cơ sở dữ liệu ADN để chống nạn buôn người ở Trung Quốc. Theo giới chức, kể từ đó, hơn 6.300 trẻ em mất tích đã được tìm thấy thông qua cơ sở dữ liệu này.

Năm 2016, Bộ Công an Trung Quốc cũng ra mắt hệ thống theo dõi trực tuyến và hệ thống này giúp tìm ra 4.385 trong số 4.467 trẻ em bị mất tích, theo Gong Zhiyong - Phó giám đốc Cục điều tra hình sự của Bộ Công an Trung Quốc.

Thanh Hà

pha vu bat coc tre em noi tieng trung quoc nho cong nghe nhan dien "Phá" vụ bắt cóc trẻ em nổi tiếng Trung Quốc nhờ công nghệ nhận diện

Một người đàn ông Trung Quốc bị bắt cóc khi còn nhỏ đã được đoàn tụ với cha mẹ ruột sau 32 năm, kết thúc ...

pha vu bat coc tre em noi tieng trung quoc nho cong nghe nhan dien Đám đông ở Mexico thiêu sống hai nghi phạm bắt cóc trẻ em

Dù chưa có kết quả điều tra cáo buộc hai người đàn ông bắt cóc trẻ em, họ vẫn bị đám đông giận dữ tấn ...

Ngày đăng: 14:00 | 19/05/2020

/ laodong.vn