Thời ông Vũ Văn Ninh còn là Phó Thủ tướng Chính phủ, ông Đinh La Thăng đang là đương kim Bộ trưởng Bộ GTVT đã cổ phấn hoá, thoái vốn nhà nước ở hàng loạt các Tổng công ty thuộc Bộ GTVT gây ra nhiều sai phạm.
Tại kỳ họp thứ 37, của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, thi hành kỷ luật ông Vũ Văn Ninh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ.
Cùng với đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét, thi hành kỷ luật Ban cán sự đảng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và một số cá nhân về các vi phạm, khuyết điểm đã được kết luận tại kỳ họp 35 của UBKT Trung ương.
Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm; căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên, UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo các Thứ trưởng Bộ GTVT gồm: Ông Nguyễn Văn Công; Ông Nguyễn Ngọc Đông và ông Nguyễn Nhật.
Cổ phần Cảng Quy Nhơn dẫn tới nhiều sai phạm
Trong thời gian giữ cương vị Phó Thủ tướng Chính phủ, ông Vũ Văn Ninh có vi phạm, khuyết điểm trong việc quyết định chủ trương thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các cảng Quy Nhơn, Quảng Ninh trái với kết luận của Bộ Chính trị.
Trong thời gian giữ cương vị Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam, ông Vũ Văn Ninh đã thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, để xảy ra vụ việc gây thiệt hại lớn tiền của Nhà nước, nhiều cán bộ, đảng viên liên quan bị xử lý hình sự trong vụ án kinh tế Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho Công ty Cho thuê tài chính II (ALC II) vay tiền.
Sai phạm về cổ phần hoá Cảng Quy Nhơn
Theo tìm hiểu của PV Dân Việt, thời ông Vũ Văn Ninh còn là Phó Thủ tướng Chính phủ, ông Đinh La Thăng đang là đương kim Bộ trưởng Bộ GTVT đã cổ phấn hoá, thoái vốn nhà nước ở hàng loạt các Tổng công ty thuộc Bộ GTVT gây ra nhiều sai phạm.
Đáng chú ý, sai phạm nghiêm trọng nhất phải kể đến là thương vụ cổ phần hoá Cảng Quy Nhơn vào cuối năm 2013, với cổ đông chiến lược là Công ty CP Đầu tư và Khoáng sản Hợp Thành đã được Thanh tra Chính phủ chỉ rõ.
Theo đó, tỷ lệ sở hữu của Hợp Thành nhanh chóng tăng từ 10% tháng 9.2013 lên hơn 86% vào hai năm sau đó, khi Tổng công ty Hàng hải (Vinalines) bán nốt 49% vốn còn lại trong Cảng Quy Nhơn cho Hợp Thành vào tháng 9.2015.
Quá trình cổ phần hoá và chuyển nhượng tài sản nhà nước cho tư nhân tại Cảng Quy Nhơn có những dấu hiệu bất thường. Đến cuối tháng 3.2017, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã yêu cầu thanh tra toàn diện quá trình cổ phần hoá cảng biển trọng điểm khu vực miền Trung này.
Nguyên Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh. (Ảnh: Ngọc Thắng)
Ngày 17.9.2018, Thanh tra Chính phủ kết luận về việc thanh tra vụ cổ phần cảng Quy Nhơn và phát hiện nhiều khuyết điểm, vi phạm trong việc giao đất cho công ty TNHH MTV Cảng Quy Nhơn và công ty CP Cảng Quy Nhơn trong việc đầu tư mở rộng Cảng.
Cụ thể, việc cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại Cảng Quy Nhơn, Bộ GTVT, Vinaline, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa, Tổ giúp việc, Công ty TNHH MTV Cảng Quy Nhơn và các cơ quan, đơn vị có liên quan đã để xảy ra nhiều khuyết điểm, vi phạm.
Đặc biệt, Bộ GTVT đã ban hành 2 văn bản, số 16937/BGTVT-QLDN ngày 27.12.2014 về chuyển nhượng 26,01% cổ phần và số 6327/BGTVT-QLDN ngày 20.5.2015 về chuyển nhượng 49% cổ phần tại Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn cho Công ty Hợp Thành theo phương thức thỏa thuận trực tiếp khi không báo cáo, chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép là trái thẩm quyền.
Việc giao đất cho công ty TNHH MTV Cảng Quy Nhơn và công ty CP Cảng Quy Nhơn trong việc đầu tư mở rộng Cảng đã có những khuyết điểm, vi phạm sau:
UBND tỉnh Bình Định cho công ty TNHH MTV Cảng Quy Nhơn, công ty CP Cảng Quy Nhơn quản lý, sử dụng 281.834,8 m2 đất theo hình thức thuê đất trả tiền hàng năm, tuy đã quá thời hạn ổn định 5 năm tính từ thời điểm được Nhà nước quyết định cho thuê đất, nhưng Cục trưởng cục thuế tỉnh, Chi cục trưởng chi cục thuế thành phố Quy Nhơn chưa điều chỉnh lại đơn giá thuê đất áp dụng cho thời gian tiếp theo là không đúng quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ. Trách nhiệm chính thuộc về Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Bình Định.
Cùng với đó, UBND tỉnh Bình Định cho công ty CP Cảng Quy Nhơn quản lý, sử dụng 813,3 m2 đất Trạm cấp nước ngọt cho tàu biển theo hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất là không đúng đối tượng, không đúng mục đích sử dụng đất quy định tại Điều 33 và Điểm e Khoản 1 Điều 35 Luật Đất đai năm 2003, dẫn đến Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn không phải nộp tiền thuê đất, làm thất thu NSNN. Trách nhiệm chính thuộc về Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường và UBND tỉnh Bình Định...
Việc đầu tư mở rộng cảng Quy Nhơn theo “Quy hoạch phát triển hệ thống Cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là nhiệm vụ lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế khu vực và địa phương, nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện, trong đó có nguyên nhân do dự án chưa có quy hoạch 1/500 được phê duyệt, chưa giải phóng được mặt bằng, cần phải tập trung giải quyết. Trách nhiệm thuộc về Công ty cổ phần cảng Quy Nhơn, Nhà đầu tư chiến lược và UBND tỉnh Bình Định.
Khấu hao tài sản sai quy định
Cùng với đó, thanh tra Chính phủ còn chỉ ra nhiều sai phạm tại công ty TNHH MTV Cảng Quy Nhơn trong việc trích khấu hao nhanh tài sản cố định không đúng quy định.
Trong thời gian thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp từ 01/4/2013 đến 31/10/2013, công ty TNHH MTV Cảng Quy Nhơn đã thay đổi thời gian trích khấu hao, thực hiện trích khấu hao nhanh tài sản cố định nhưng không lập phương án thay đổi thời gian trích khấu hao tài sản cố định trình cơ quan tài chính có thẩm quyền phê duyệt là vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều 10 Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính.
Đối với việc trích khấu hao nhanh đối với một số TSCĐ đã làm tăng chi phí khấu hao, dẫn đến phản ánh giảm lợi nhuận thực tế trên Báo cáo tài chính trong giai đoạn thực hiện cổ phần hóa và để lại doanh nghiệp số tiền 5,236 tỷ đồng, phải xử lý thu hồi vào NSNN. Trách nhiệm thuộc về nguyên Tổng giám đốc và nguyên Kế toán trưởng công ty TNHH MTV Cảng Quy Nhơn.
Như vậy, việc cổ phần hóa, thoái hết vốn nhà nước tại Cảng Quy Nhơn đã thực hiện không đúng với đề án tái cơ cấu tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2012-2015 (đã được ban Cán sự đảng Chính phủ trình, bộ Chính trị đã thông qua), Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt tại Quyết định số 276/QĐ-TTg ngày 04/02/2013, trong đó cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn, Nhà nước nắm giữ 75% vốn điều lệ.
Đối với việc bộ GTVT cho phép Vinalines chuyển nhượng 75,01% cổ phần thuộc sở hữu Nhà nước theo phương thức thỏa thuận trực tiếp khi không báo cáo, chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép là trái thẩm quyền, vi phạm quy định của Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày 11/7/2013 của Chính phủ và Thông tư số 220/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính, do đó 75,01% cổ phần mà Vinalines đã chuyển nhượng cho Công ty Hợp Thành phải xử lý thu hồi về sở hữu Nhà nước. Các tổ chức, cá nhân có khuyết điểm, vi phạm phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Xử lý trách nhiệm và kinh tế
Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử xử lý trách nhiệm đối với bộ Giao thông vận tải:
Bộ GTVT chủ trì kiểm điểm, xử lý nghiêm trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với các tập thể, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý có liên quan đến những khuyết điểm, vi phạm trong quá trình thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại Cảng Quy Nhơn nêu tại Kết luận thanh tra.
Chỉ đạo Vinalines theo thẩm quyền kiểm điểm, xử lý trách nhiệm các tập thể, cá nhân có khuyết điểm, vi phạm
Đối với Văn phòng Chính phủ: Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Văn phòng Chính phủ tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với các cá nhân thuộc Văn phòng Chính phủ có liên quan đến những khuyết điểm, vi phạm nêu tại Kết luận thanh tra.
Đối với UBND tỉnh Bình Định: Theo thẩm quyền, UBND tỉnh Bình Định tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với các tập thể, cá nhân có liên quan đến khuyết điểm, vi phạm nêu tại Kết luận thanh tra... Đồng thời, chuyển Kết luận thanh tra đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương để xem xét, xử lý theo thẩm quyền đối với những cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý có liên quan đến những khuyết điểm, vi phạm nêu tại Kết luận thanh tra.
Ngoài ra, thanh tra Chính phủ còn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ trưởng bộ GTVT xem xét, hủy bỏ 02 văn bản, gồm: Văn bản số 16937/BGTVT-QLDN ngày 27/12/2014 và Văn bản số 6327/BGTVT-QLDN ngày 20/5/2015 vì có nội dung trái thẩm quyền, vi phạm quy định của pháp luật.
Giao bộ GTVT trì, chỉ đạo, thực hiện việc thu hồi 75,01% cổ phần tại công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn về sở hữu Nhà nước vì bộ GTVT đã cho phép Vinalines chuyển nhượng cho công ty Hợp Thành theo phương thức thỏa thuận trực tiếp trái thẩm quyền, vi phạm quy định của pháp luật, đảm bảo Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối tại Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn theo đề án tái cơ cấu tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2012-2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đảm bảo an ninh quốc phòng, lợi ích của Nhà nước và nhà đầu tư theo quy định pháp luật; chỉ đạo Vinalines xem xét, xử lý việc bán 10% cổ phần khi cổ phần hóa cho Công ty Hợp Thành theo Điểm 2.2 Mục 2 Hợp đồng số 01/CĐCL/CQN-HT ngày 20/9/2013.Thanh tra Chính phủ đã yêu cầu bộ hủy bỏ 2 văn bản và kiến nghị thu hồi 75,01% CP cảng Quy Nhơn đã bán cho Công ty Hợp Thành. Ngoài ra Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị Bộ GTVT chỉ đạo Vinalines xem xét, xử lý việc bán 10% CP cảng cho Công ty Hợp Thành tại thời điểm bắt đầu CP hóa cảng Quy Nhơn.
Đây cũng không phải sai phạm đầu tiên của Bộ GTVT liên quan tới công ty Hợp Thành, bởi Công ty Hợp Thành cũng từng đề xuất đổi ngang một toà nhà tại quận Cầu Giấy để lấy 8.000 m2 đất vàng trụ sở Bộ GTVT tại Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm tuy nhiên bị Bộ Tài chính phản đối vì không qua đấu giá công khai.
Đầu năm /2019, Bộ Giao thông Vận tải đã có văn bản hủy bỏ hai văn bản do Bộ đã ban hành liên quan đến chuyển nhượng cổ phần Cảng Quy Nhơn. Cụ thể, sau khi Bộ Giao thông Vận tải ra quyết định hủy bỏ văn bản 16937/BGTVT-QLDN ngày 27/12/2014 về chuyển nhượng 26,01% cổ phần và văn bản số 6327/BGTVT-QLDN ngày 20/5/2015 về chuyển nhượng 49% cổ phần tại Cảng Quy Nhơn cho Công ty Hợp Thành, Bộ Giao thông Vận tải đã giao ngay cho Vinalines làm việc với Công ty Hợp Thành, thống nhất nguyên tắc thu lại 75,01% cổ phần đã bán (tương đương 30.312.262 cổ phiếu). Về vấn đề có phải bồi thường cho nhà đầu tư khi Vinalines rút lại cổ phần hay không, đại diện lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải thông tin, hiện Vinalines đang tiếp tục làm việc với Công ty Hợp Thành. Theo đó, Công ty Hợp Thành đề nghị hai bên thành lập tổ để phối hợp trong đảm bảo khai thác cảng thời gian này, đồng thời, thống nhất thanh toán chi phí trên cơ sở lợi ích giữa hai bên. |
Đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị xem xét kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh về nhiều sai ... |
Nguyên Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh bị đề nghị kỷ luật
Ông Vũ Văn Ninh có vi phạm trong quyết định chủ trương cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại một số doanh nghiệp thuộc ... |
Ngày đăng: 09:54 | 09/07/2019
/ danviet.vn