Chủ tịch công ty Asanzo Phạm Văn Tam đang tìm những dự án tiềm năng để đầu tư.
Ông Phạm Văn Tam quan tâm những startup làm ra sản phẩm phục vụ người dân Việt Nam, đặc biệt là đối tượng bình dân như hướng mà Asanzo đã và đang đi. Đội ngũ sáng lập phải kiên trì, không chùn bước trước khó khăn, nếu sản xuất các loại máy móc sẽ được ưu tiên xét duyệt.
Trung thực cũng là yếu tố quan trọng mà doanh nhân 8x cân nhắc khi quyết định đầu tư. Khi được chấp nhận, dự án sẽ bước vào vườn ươm của công ty, có cơ hội được đầu tư về nhà xưởng, thị trường, hình ảnh... để sớm ra mắt thị trường.
Ông cho biết có thể sẽ chi hơn khoản tiền dự định ban đầu là 5 triệu USD cho một hoặc nhiều startup. Điều này phụ thuộc vào ý tưởng, tiềm năng và khả năng thuyết phục của các dự án.
"Thuyền trưởng" Asanzo tự tin giúp thương mại hóa sản phẩm của startup tốt vì có sẵn kinh nghiệm sản xuất, bán hàng. Khi đầu tư, công ty không chỉ đóng vai trò rót vốn mà hỗ trợ, sát cánh trong mảng kinh doanh để dự án phát huy tốt nhất tiềm năng.
Trong hai năm trở lại đây, ông Tam quan tâm nhiều hơn đến cộng đồng khởi nghiệp. Xuất phát cũng là người chật vật với nhiều lần khởi nghiệp thành công, thất bại, ông mong muốn góp sức giúp các dự án thành hình và ra sản phẩm tốt cung cấp cho thị trường.
Ông Phạm Văn Tam muốn đầu tư 5 triệu USD vào các startup tại Việt Nam. Ảnh: Quỳnh Trần |
Ông cũng muốn đa dạng hóa ngành hàng cho Asanzo. Do đó, công ty đã phát triển nhiều sản phẩm mới, bên cạnh mặt hàng chủ chốt là tivi. Ví dụ như máy lọc nước - hình thành từ những dịp tiếp xúc cùng một người có thâm niên trong ngành. Anh này muốn phát triển sản phẩm và sau nhiều lần trao đổi, thuyết phục, ông Tam quyết định làm bởi tính khả thi và kinh nghiệm của người thực hiện. Đến nay, đây là một trong những sản phẩm bán chạy của hãng.
"Tôi muốn đưa vài dự án khởi nghiệp vào các ngành hàng của mình. Vì chúng tôi đã có nền tảng, việc phát triển thêm sản phẩm khác không khó khăn", ông khẳng định.
Lời khuyên của ông cho các startup là nên bắt đầu từ phạm vi nhỏ trước khi có tham vọng mở rộng. Startup muốn gọi vốn có thể tìm đến nhà đầu tư trong nước trước, thay vì nước ngoài, bởi: "Các bạn cứ nghĩ nước ngoài mới đầu tư được nhưng thường phải chờ đợi rất lâu và không dễ tiếp nhận. Họ phải chờ bạn thật sự tạo dấu ấn trên thị trường. Trong khi đó, ở Việt Nam cũng có rất nhiều nhà đầu tư quan tâm đến các dự án".
(https://startup.vnexpress.net/tin-tuc/xu-huong/ong-chu-hang-tivi-viet-danh-5-trieu-usd-cho-cac-startup-3647934.html?vn_source=box-Topstory&vn_medium=ho&vn_campaign=vn)
Việt Nam dẫn đầu thế giới về tinh thần khởi nghiệp
Một nghiên cứu vừa được công bố tại Diễn đàn Khởi nghiệp trẻ 2017 cho biết, Việt Nam đang đứng đầu thế giới về Chỉ số ... |
Quán quân Startup Việt 2016 muốn đứng đầu mảng xe khách online Đông Nam Á
Trần Nguyễn Lê Văn - nhà sáng lập Vexere kỳ vọng công ty sẽ là số một về mạng lưới xe khách online tại khu ... |
Chàng trai bị cà lăm thành nhà sáng lập startup
Kevin Tùng Nguyễn từng không nói tròn vành nổi một câu, nhưng giờ anh là nhà sáng lập ứng dụng giúp sinh viên tìm việc. |
Vườn ươm khởi nghiệp "đỏ mắt" chờ chính sách đồng bộ
Các dự án khởi nghiệp tại các vườn ươm rất cần sự tham gia đầu tư của các quỹ đầu tư mạo hiểm nhưng chưa ... |
Ngày đăng: 10:12 | 02/10/2017
/ Theo Trương Sanh/Báo VnExpress.net