Chiến thuật gây sức ép cho thấy Nhà Trắng quan tâm nhiều đến việc giảm thâm hụt thương mại với Trung Quốc hơn là buộc Bắc Kinh có những thay đổi cơ bản về tập quán thương mại
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 5-5 bất ngờ tuyên bố tăng thuế từ 10% lên 25% đối với 200 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc, dự kiến có hiệu lực vào ngày 10-5. Nhà lãnh đạo này cũng dọa sẽ sớm áp thuế lên 325 tỉ USD hàng hóa nhập khẩu từ Bắc Kinh vốn chưa từng bị đánh thuế. Đây được xem là bước đi có tính toán nhằm gây áp lực lên Trung Quốc để đạt được thỏa thuận thương mại trước thềm vòng đàm phán mới nhất dự kiến diễn ra trong tuần này.
Dù vậy, một số chuyên gia cho rằng chiến thuật gây sức ép nói trên có thể chọc giận Trung Quốc, từ đó gây hại đến tiến trình đàm phán. "Canh bạc thuế quan mới của ông Trump là mạo hiểm. Điều đó có thể phản tác dụng nếu Trung Quốc không cử Phó Thủ tướng Lưu Hạc đến Mỹ trong tuần này và từ chối tiếp tục đàm phán cho đến khi mối đe dọa áp thuế được dỡ bỏ" - bà Wendy Cutler, Phó Chủ tịch Viện Chính sách xã hội châu Á (Mỹ), nhận định với tờ The Straits Times (Singapore).
Bà Cutler cảnh báo rằng một kịch bản như thế sẽ dẫn đến tình trạng bế tắc khi không bên nào sẵn sàng nhún nhường. "Tổng thống Trump không còn lựa chọn nào khác ngoài việc biến lời đe dọa thành hiện thực, dẫn đến những hậu quả tiêu cực không chỉ đối với Trung Quốc mà cả Mỹ và nền kinh tế toàn cầu" - chuyên gia này nói thêm. Trong khi đó, bà Shihoko Goto, nhà nghiên cứu về Đông Bắc Á tại Trung tâm Wilson (Mỹ), cho rằng chiến thuật gây sức ép cho thấy Nhà Trắng quan tâm nhiều đến việc giảm thâm hụt thương mại với Trung Quốc hơn là buộc Bắc Kinh có những thay đổi cơ bản về tập quán thương mại.
Container hàng hóa tại một cảng ở TP Thượng Hải - Trung Quốc Ảnh: Reuters
Các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung đến nay vẫn chưa về đích do hai bên còn một số bất đồng chính, như cách thức thực thi thỏa thuận thương mại và thời điểm dỡ bỏ biện pháp thuế quan. Trung Quốc hiện muốn Mỹ hủy áp thuế ngay sau khi thỏa thuận được ký kết. Trái lại, Washington muốn duy trì các mức thuế trong một khoảng thời gian để bảo đảm Bắc Kinh tuân thủ những điều khoản của thỏa thuận.
Phản ứng trước động thái mới nhất của ông Donald Trump, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng hôm 6-5 cho hay Bắc Kinh vẫn sẽ cử đoàn đàm phán đến Washington trong tuần này. Theo tờ South China Morning Post (Hồng Kông), ông Cảnh cho hay phía Trung Quốc hy vọng hai bên có thể đạt được tiến bộ trong các cuộc đàm phán thương mại và mong Mỹ sẽ hợp tác để giúp đạt được thỏa thuận mang lại lợi ích cho hai bên.
Một nguồn tin cho biết Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc sẽ đến Washington ngày 8-5 (giờ địa phương) và trở về một ngày sau đó. Một nguồn tin khác cho hay hai bên duy trì cam kết đạt được thỏa thuận cuối cùng nhưng động thái mới nhất của ông Trump có thể đẩy phái đoàn Trung Quốc vào tình thế khó xử vì bất kỳ thỏa thuận nào đạt được cũng có thể bị xem là sự nhượng bộ của Bắc Kinh.
Thị trường chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương hôm 6-5 chìm trong sắc đỏ trước dấu hiệu căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang trở lại. Chỉ số chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương MSCI (trừ Nhật Bản) giảm 1%, mức giảm cao nhất trong 6 tuần qua. Đáng chú ý, các chỉ số Shanghai Composite và Shenzhen Composite tại Trung Quốc lần lượt giảm 5,58% và 7,381%.
Chứng khoán Việt Nam giảm sâu Tàu chiến Mỹ thách thức Trung Quốc Quân đội Mỹ cho biết 2 tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Preble và USS Chung-Hoon hôm 6-5 đã di chuyển trong phạm vi 12 hải lý quanh đá Ga Ven và đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép 2 thực thể này. Phát ngôn viên Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ, ông Clay Doss, cho biết chuyến đi trên nhằm "thách thức các tuyên bố chủ quyền hàng hải phi lý" và "bảo vệ quyền tiếp cận các tuyến đường biển theo luật pháp quốc tế". Theo Reuters, động thái mới nhất của Washington ở biển Đông có thể chọc giận Bắc Kinh giữa lúc quan hệ 2 nền kinh tế hàng đầu thế giới này đang căng về một loạt vấn đề, trong đó có thương mại và tình hình Đài Loan. Trung Quốc hiện đơn phương tuyên bố chủ quyền với hầu hết biển Đông và thường chỉ trích chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải của Mỹ và các đồng minh ở gần những đảo bị Bắc Kinh chiếm đóng phi pháp. Trong khi đó, Washington thường xuyên cáo buộc Bắc Kinh leo thang căng thẳng bằng cách quân sự hóa vùng biển quan trọng này. |
Tổng thống Trump đe dọa cấm vận "đầy đủ" đối với Cuba vì hỗ trợ an ninh Venezuela
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đe dọa hôm thứ ba 30/4 sẽ áp đặt lệnh cấm vận đầy đủ và hoàn toàn đối với ... |
Warren Buffett: Đừng vay tiền như Donald Trump
Huyền thoại đầu tư nói rằng bản thân ông là ví dụ cho khả năng thành công trong kinh doanh và đầu tư mà không ... |
Ngày đăng: 19:40 | 07/05/2019
/ https://nld.com.vn