NSƯT Hữu Châu là một diễn viên hài kịch nổi tiếng của Việt Nam. Ở Hữu Châu có cái duyên diễn xuất không thể diễn tả bằng một từ hay một cụm từ.
NSƯT Hữu Châu là một diễn viên hài kịch nổi tiếng của Việt Nam. Ở Hữu Châu có cái duyên diễn xuất không thể diễn tả bằng một từ hay một cụm từ. Bởi, chỉ cần một cử chỉ, một ánh mắt là khán giả đã cảm nhận được cái thần của nhân vật. Nhưng, mấy ai biết được cuộc sống của anh trải qua nhiều biến cố. Tự trưởng thành từ những biến cố của cuộc đời, NSƯT Hữu Châu không ngại tâm sự nỗi lòng với nghệ thuật.
Coi học trò như con
NSƯT Hữu Châu tên thật là Nguyễn Hữu Châu, sinh 1966 tại Sài Gòn trong một dòng họ có truyền thống về cải lương. Cha là nghệ sĩ Hữu Thìn, mẹ là nữ nghệ sĩ Thanh Lệ, cô ruột là nghệ sĩ Thanh Nga, ngay cả chú của anh cũng là một nghệ sĩ có tên tuổi – Nghệ sĩ Ưu tú Bảo Quốc, em ruột là nghệ sĩ Hữu Lộc. Bà nội của anh là Nguyễn Thị Thơ, chủ đoàn hát Thanh Minh, là 1 trong 5 gánh hát cải lương lớn nhất đất Sài Gòn vào thời điểm đó. Bà nổi tiếng một thời qua biệt danh "Bầu của những ông bà bầu gánh hát cải lương".
|
|
NSƯT Hữu Châu. |
Xuất thân từ gia đình theo nghệ thuật nên Hữu Châu theo nghề cũng chẳng có gì lạ. Ngày còn trong bụng mẹ, anh đã theo bà bước lên sân khấu, chìm đắm trong tiếng đờn ca. Con đường đã vạch sẵn như thế, dòng máu chảy trong người cũng là nghệ thuật nên NSƯT Hữu Châu cứ thế dẫn bước anh đến với nghề.
Ngoài tham gia kịch và đóng phim anh còn tham gia giảng dạy. Cái duyên gắn bó với học trò cũng đến từ rất lâu và gắn bó lâu dài, cách đây 20 năm, anh từng nhận được lời mời đi dạy nhưng từ chối vì lúc đó anh chưa tin vào vị trí, khả năng của mình. Hơn nữa, anh biết mình còn rất nóng tính, đi dạy mà không có chữ nhẫn thì dạy được ai. Cũng nhờ vào việc đi dạy mà anh đã học được chữ nhẫn và luôn bình tĩnh trước mọi vấn đề.
Nếu không nhờ sự rèn chữ nhẫn thì anh đã không gắn bó với nghề dạy học cho đến ngày nay. Nhớ lại những ngày đầu giảng dạy, anh thường nghiên cứu được cách truyền đạt sao cho học trò hiểu. Đôi lúc, anh thấy mình mắc nợ nghề giáo. Người nghệ sĩ ấy luôn muốn học trò xem mình - những người thầy nghệ sĩ là một đồng nghiệp đi trước. Anh cũng học ở các em nét thanh xuân trong suy nghĩ, trong biểu diễn và cả trong cuộc sống. Đôi lúc thấy mình trẻ ravà phải trả cho món nợ mà tôi vướng phải, đó là làm thầy.
NSƯT Hữu Châu xác định đi dạy là niềm vui. Tiền nuôi sống anh là từ đóng kịch, phim ảnh. Lĩnh được bao nhiêu tiền dạy học, anh đưa các em đi chơi, đi ăn hết. Chính bởi thương và muốn truyền lửa nghề cho các em mà anh luôn coi học trò như con. Ngoài dạy chuyên môn còn dạy cách sống cho học trò. Vì thế, học trò của anh không chỉ biết diễn mà còn đi chùa, lễ tổ, sống có hiếu với cha mẹ.
Chịu nhiều đau thương về gia đình
Thuở nhỏ, anh có cuộc sống sung túc được ăn ngon, mặc đẹp, ở biệt thự, một bước xuống xe, hai bước lên xe nên bước vào trường, nhìn bạn bè, anh thấy ai cũng “bèo”. Ấy vậy mà ai ngờ, chỉ trong chốc lát, gia đình suy sụp, cậu công tử con nhà giàu phải ở trong căn nhà lá, trở trời thì mưa rơi lộp bộp trên đầu. Từ ngày ba bữa, thức ăn ê hề rút lại còn một bữa. Đến tháng phải đóng tiền học cho thằng Trum (cố nghệ sĩ Hữu Lộc), cả gia đình phải ăn cháo thay cơm. Nhiều biến cố ập đến ngôi nhà của anh, nhưng vì đam mê nghệ thuật nên anh quyết theo đuổi đến cùng.
|
|
NSƯT Thành Lộc (trái) và Hữu Châu trong vở Vua Thánh triều Lê. |
Là nghệ sĩ, tự trọng cũng lớn nhưng cái nghèo, cái đói nó cứ bám theo thì phải chịu. Có lần cũng vì đói nên có hôm đang diễn, anh lăn đùng trên sân khấu. Bạn diễn cứ ngỡ Hữu Châu trúng gió nên dìu vào cạo gió. Chỉ có một người biết anh đói nên âm thầm pha cho Hữu Châu cốc sữa nóng và giữ bí mật cho đến bây giờ. Để theo đuổi nghệ thuật và lo cho gia đình anh từng làm rất nhiều việc như: Hát lô tô, bơm xe, mở quầy báo... Mặc dù toàn công việc lương thiện, kiếm được đồng ra đồng vào nhưng đôi khi, anh cũng cảm thấy chạnh lòng. Bởi với một người nghệ sĩ như anh thì khi nhìn gia đình gặp nhiều khó khăn cùng lúc như vậy không kìm lòng được.
Nhiều lúc, anh buồn cho mình một, anh buồn cho mẹ mười. Từ nghệ sĩ cải lương tài sắc một thời, được bao người mến mộ, bà phải ra đường, nhặt nhạnh từng đồng từ quán trà nhỏ xíu. Có bữa đi học về, nghệ sĩ Hữu Châu nấp vào một góc, thấy mẹ ca lại mấy bài cũ mà rớt nước mắt. Năm người thân lần lượt bỏ anh mà đi, ngoài bà nội, chẳng ai kịp để lại một lời.Cuộc đời trải qua nhiều sóng gió nên anh đối diện với mọi sự trên đời đơn giản lắm. Ngay cả với cái chết, anh cũng không sợ hãi.
Cuộc sống không nói trước được điều gì nên ngày nào còn sống thì vui ngày đó và hết mình với những người mìnhthương yêu. Cũng trong những ngày tháng ấy, chứng kiến mọi biến cố khổ cực của gia đình mà anh đã nguyện phải thành công để cả nhà bớt khổ. Và, NSƯTHữu Châu đã làm được.
Đứng lên từ khó khăn nên giờ anh luôn trân trọng cuộc sống. Ngoài lĩnh vực sân khấu hài - kịch, Hữu Châu còn tham gia vào một số bộ phim điện ảnh và truyền hình.
Hy sinh hạnh phúc riêng
Hơn 40 năm theo đuổi với nghề, tất cảcác vở kịch vai diễn hay đều để lại dấu ấn đậm nét trong lòng những người hâm mộ. Đối với nghệ sĩ Hữu Châu, anh chỉ khóc trên sân khấu kịch chứ ngoài đời luôn kìm nén cảm xúc, bởi những gì mất mát, anh đều đã trải qua. Hữu Châu bây giờ chai lì với nỗi đau, chẳng ai có đủ khả năng để làm anh tức giận, những giọt nước mắt cũng chỉ để dành cho sân khấu.
Anh từng chia sẻ: “Tận cùng hạnh phúclà giọt nước mắt và tận cùng của nỗi đau lại là nụ cười. Hai phạm trù đối lập làhạnh phúc và nỗi đau còn nhập nhằng đếnthế thì tôi... cần chi phải biết là đang khóccho người hay khóc cho mình”. Chỉ nghe thôi cũng hiểu được phần nào nỗi lòng sâu thẳm trong anh. Cuộc sống dù không lấy vợ, sinh con nhưng anh vẫn vui vẻ và hạnh phúc. Ai cũng nghĩ Hữu Châu sẽ suy sụp sau từng ấy nghiệt ngã nhưng đến cái quyền đóanh cũng chẳng có. Nếu anh gục ngã thì lấy ai chăm đứa cháu đầu con anh cả, ai dạy 2 đứa con của cố nghệ sĩ Hữu Lộc nên người. Tình thương và trách nhiệmkhông cho phép anh làm điều đó. Thậm chí, để tròn trách nhiệm trụ cột của gia đình, anh còn hy sinh cả hạnh phúc riêng.
Không lập gia đình nhưng anh không cảm thấy cô đơn. NSƯT Hữu Châu sợ rằng nếu anh yêu thương ai đó, lập gia đình và có những đứa trẻ, tình thương sẽ bị san sẻ ít nhiều. Vì vậy, anh chấp nhận ở không để làm chỗ dựa tinh thần và vật chất cho mấy đứa cháu. Giờ đây, ngoài gia đình, Hữu Châu chỉ có sân khấu kịch, các vai diễn và các học trò đồng nghiệp. Bây giờ anh chỉ có mong đừng bị bệnh, có sức khỏe để đi làm. Cực lạc không ở đâu xa do ở trong người mình, tự mình tạo nên. Do những đóng góp và thành tựu của mình trong nghệ thuật, Hữu Châu được Nhà nước Việt Nam trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 2012.
Trúc Chi
Nước mắt chảy xuôi, trôi tuột đi đâu?
Là cha mẹ ai cũng thương con và mong muốn cho con những gì tốt đẹp nhất. Bao nhiêu yêu thương dành cho con hết, ... |
Phụng dưỡng đúng pháp mới được phước lớn
Hiếu dưỡng với cha mẹ, cúng dường các bậc đáng kính là một trong những pháp lành cao quý, phước báo vô lượng. Nhất là ... |
Chữ hiếu trong đạo phật
Chúng ta có thể nói rằng, một người Á Đông, hay người Việt Nam không thể có hiếu với cha mẹ. Trong nền luân lý ... |
Ngày đăng: 09:30 | 16/11/2019
/ www.doisongphapluat.com