Khi các diễn viên trẻ tạo ra những phiên bản mới cho những tác phẩm sân khấu, NSND Ngọc Giàu cho rằng đó là cách tự cứu lấy mình khi sàn diễn thiếu vắng những vở diễn mới.
NSND Ngọc Giàu, Lệ Thủy và NS Phượng Liên - ba nữ nghệ sĩ đoạt HCV Thanh Tâm
Trước sức hút của chương trình "Trăm năm nguồn cội", rồi các vở diễn của các đơn vị xã hội hóa đang làm cho sân khấu cải lương nóng lên, NSND Ngọc Giàu nhận định các nhóm nghệ sĩ xã hội hóa đang chú trọng đến việc tạo đất diễn cho dàn diễn viên trẻ để họ tỏa sáng qua nhiều phiên bản mới.
NSND Ngọc Giàu và các diễn viên CLB Sân khấu Lạc Long Quân
Theo NSND Ngọc Giàu, trước sự du nhập và phát triển ồ ạt của các loại hình nghệ thuật giải trí thời thượng, nghệ thuật cải lương cùng nhiều loại hình nghệ thuật dân gian, dân tộc mất dần chỗ đứng trong lựa chọn của số đông khán giả. 3 năm gần đây, sàn diễn cải lương rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Thế hệ diễn viên trẻ không có được cơ hội cọ xát sân khấu.
Để tự cứu lấy mình, nhiều em đã chọn kịch bản cũ để khai thác thành phiên bản mới, ví dụ như nghệ sĩ Diễm Thanh (Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang), nghệ sĩ Chí Linh – Vân Hà, nghệ sĩ Vũ Luân, Bình Tinh, Hoàng Đăng Khoa… đã quy tụ nhiều nghệ sĩ, thực hiện thành những nhóm xã hội hóa nhằm tạo đất diễn. Hàng loạt các vở cũ được dựng mới để qua phiên bản này tạo được dấu ấn đẹp trong lòng khán giả.
NSND Ngọc Giàu, NS Thanh Loan, NSƯT Ngọc Đáng, NS Bạch Mai trong vở "Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài"
Sau thành công của vở "Hoa đồng cỏ nội" tại Nhà Văn hóa Thanh niên, nhóm nghệ sĩ Diễm Thanh tiếp tục đưa vở "Hàn Mạc Tử" của cố soạn giả NSND Viễn Châu ra rạp Công Nhân. Nhóm nghệ sĩ Chí Linh, Vân Hà đi vào khai thác vở tuồng cổ "Đoàn Hồng Loan phá trận Thuần Dương" (sẽ công diễn tối 28-7), nhóm nghệ sĩ Bình Tinh – Hoàng Đăng Khoa đã bán hết vé suất 20-7 vở "Sở Vân", nhóm NSƯT Vũ Luân với vở "Giang sơn mỹ nhân" (công diễn tối 4-8)…
"Cải lương ngày nay đưa vào game show khiến giới trẻ nghĩ cải lương quá đơn điệu, làm giảm mất giá trị của bộ môn này. Chính vì thế, cần dàn dựng thật nhiều những vở xưa bằng phiên bản mới, đưa vào đó hơi thở cuộc sống đương đại. Nói như thế không phải không cần đến kịch bản mới nhưng phải có được một nền tảng vững thì sàn diễn cải lương mới có vở mới chạm đến những vấn đề "nóng" của xã hội" – NSND Ngọc Giàu trăn trở.
Song, bà đặt vấn đề các tác phẩm được tái dựng phải có sự tìm tòi, sáng tạo mới về phương pháp nghệ thuật, hình thức thể hiện. Trên hết là tinh thần tạo phiên bản mới nhưng vẫn giữ được tính độc đáo của kịch bản văn học. Đơn cử như nhóm nghệ sĩ Gia Bảo sẽ ra mắt phiên bản mới vở "Lan và Điệp" của soạn giả Loan Thảo (công diễn tại Nhà hát Bến Thành 17 và 18-8), anh cũng chú trọng đến việc tái dựng vở cũ bằng phiên bản mới để làm hài lòng khán giả mộ điệu cải lương. Đoàn cải lương "Sân khấu mới Đại Việt" sẽ tái diễn "Chuyện tình Khau Vai" tại Nhà hát TP vào hai suất 25 và 26-7.
NSND Ngọc Giàu và NS Tâm Tâm trong vở "Nửa đời hương phấn"
"Thiếu đội ngũ diễn viên kế cận là thực trạng chung của sàn diễn cải lương hiện nay. Sau thế hệ HCV giải Thanh Tâm rồi đến thế hệ giải Trần Hữu Trang, hiện nay thế hệ trẻ hụt hơi vì ít suất diễn để cọ xát với nghề. Vậy nên khi tái dựng những vở kinh điển, đa số các nhóm xã hội hóa đều phải sử dụng những gương mặt mới để giao vai chính. Một số gương mặt trẻ được giao vai chính dù còn non kinh nghiệm nhưng các em có sức trẻ, đã góp phần tạo cho sân khấu cải lương một diện mạo mới" – NSND Ngọc Giàu vui mừng nói.
NSND Ngọc Giàu lo ngại chuyện nghệ sĩ đập ra làm lại vì mê tín
Gần đây, một số diễn viên sân khấu chạy theo xu hướng độn cằm, sửa mũi, khoét lúm đồng tiền, nâng ngực... Theo NSND Ngọc ... |
Từ vụ Phạm Anh Khoa, Minh Béo: Bài học cho giới showbiz
Nếu xét theo cái nhìn của những người dõi theo sự kiện nóng – nguội trên mạng xã hội, vụ việc của Phạm Anh Khoa ... |
Thanh Hiệp
Ngày đăng: 13:52 | 12/07/2019
/ https://nld.com.vn