Hà Nội đã ghi nhận ca Covid-19 mang biến chủng Omicron đầu tiên ngoài cộng đồng là người tiếp xúc với người nhập cảnh nhiễm biến chủng nguy hiểm này.
Toàn cảnh phiên họ BCĐ phòng chống dịch Covid-19 Hà Nội sáng 26/1 |
Tại phiên họp của BCĐ phòng chống dịch Covid-19 Hà Nội sáng 26/1, Phó Giám đốc Sở Y tế Vũ Cao Cương cho biết, thành phố đã ghi nhận 14 ca nhiễm biến chủng Omicron gồm 13 trường hợp nhập cảnh và 1 người ngoài cộng đồng (tiếp xúc với 13 người nhập cảnh trên). “Thành phố đã có ca nhiễm Omicron, hoàn toàn có thể có nguy cơ lây lan ra cộng đồng”, ông Cương cảnh báo.
Cộng dồn đến 18h ngày 25/1/2022, Hà Nội đã ghi nhận 118.111 ca mắc (tại Hà Nội 117.915 trường hợp, 254 trường hợp nhập cảnh), 506 trường hợp tử vong (0,43%). Toàn thành phố vẫn ở cấp độ 2.
Về công tác tiêm chủng thành phố đã tiêm được 14.541.317 mũi. Trong đó với người trên 50 tuổi: Tỷ lệ tiêm mũi 1 là 99.3 % (1.903.018 mũi /1.916.049 người); Tỷ lệ tiêm mũi 2: 98.3 % (1.884.173 mũi /1.916.049 người)
Từ 27/4 đến nay, tiếp nhận quản lý, điều trị tổng số 117.871 bệnh nhân, hiện đang quản lý, điều trị: 45.720 người, trong đó: Bệnh viện Trung ương: 365 người (BV Nhiệt đới, BV ĐH Y Hà Nội). - Hiện đang quản lý, điều trị: 45.355 người bệnh thuộc các tầng quản lý và điều trị của Thành phố; Điều trị tại nhà: 36.260 người.
Tình hình phân tầng bệnh nhân: Tầng 1 (nhẹ, không triệu chứng): hiện đang điều trị 42.876 người (tỷ lệ: 94,5%), trong đó: 36.260 người đang điều trị tại nhà, 6.616 người đang điều trị tại trạm y tế lưu động, bệnh viện và các cơ sở thu dung.Trong kỳ báo cáo tiếp nhận, điều trị (nhẹ, không triệu chứng): 20.242 (tỷ lệ 95,55%), trong đó tại nhà: 18.429 (86,99%).
Số người bệnh Tầng 1 chuyển tầng điều trị (chuyển từ cơ sở thu dung đến bệnh viện điều trị): 297 người (tỷ lệ 0,61%). Tầng 2 (triệu chứng trung bình): Hiện tại đang điều trị 1.788 người (tỷ lệ: 3,9 %). Trong kỳ tiếp nhận, điều trị 702 trường hợp (tỷ lệ 3,31%). Tầng 3 (nặng, nguy kịch): Hiện tại đang điều trị cho 691 người (tỷ lệ: 1,6%). Trong kỳ tiếp nhận điều trị 239 trường hợp (1,13%).
Nhận định và đánh giá tình hình, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết, trong kỳ cáo báo Hà Nội trung bình ghi nhận 2.902 ca/ngày; số lượng ca mắc cơ bản đang được kiểm soát tốt ở ngưỡng 3.000 ca mắc/ngày. Trong tuần tiếp theo có thể ghi nhận mức giảm giả tạo do người dân về quê đón Tết và sẽ tăng trở lại ngưỡng 3.000 ca trên ngày sau Tết thậm chí cao hơn nếu người dân không tuân thủ quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt 5K.
Công tác phòng, chống dịch vẫn đang được tổ chức quyết liệt, tỷ lệ bệnh nhân nặng, bệnh nhân tử vong vẫn đang trong giới hạn kiểm soát. Tuy nhiên những người thuộc nhóm nguy cơ cao khi mắc Covid-19 có nguy cơ chuyển nặng, nguy kịch rất nhanh gây nên cần theo dõi, kiểm soát thông tin người bệnh để chuyển viện, chuyển tuyển kịp thời, vì vậy cần phải sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của chính quyền các cấp với các lực lượng hỗ trợ y tế.
Trong các nhiệm vụ trọng tâm được đề ra, Hà Nội sẽ tăng cường thông tin, tuyên truyền để cả người dân không chủ quan trước dịch bệnh; thực hiện đúng các quy định phòng, chống dịch theo cấp độ dịch; hạn chế tối đa các hoạt động tụ tập đông người... Chuẩn bị sẵn sàng các phương án phòng chống dịch bệnh đồng bộ, hiệu quả, đảm bảo nguyên tắc “4 tại chỗ", không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.
Thành phố cũng tiếp tục đẩy nhanh tiến độ hoàn thành tiêm chủng mũi 1, mũi 2 và tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc lại vaccine phòng Covid-19 cho đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Tổ chức tiêm tại nhà cho người không đi lại được.
Hưởng ứng chỉ đạo của Chính phủ theo Công điện 64/CĐ-TTg về việc đẩy nhanh hoàn thành tiêm vaccine phòng covid-19; bảo đảm an toàn, hiệu quả công tác phòng, chống dịch covid-19 trong dịp tết Nhâm Dần 2022. Phấn đầu tiêm phủ mũi 3 trong quý I/2022.
UBND TP cũng giao các quận, huyện, thị xã tổ chức các điểm tiêm cố định, lưu động xuyên Tết từ nay đến ngày 28/2/2022, tuyên truyền, vận động người dân tham gia chiến dịch tiêm chủng mùa xuân.
Thành phố cũng yêu cầu các đơn vị thực hiện tốt công tác điều trị tại các tầng điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Nâng cao năng lực điều trị tại các tầng, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong. Rà soát bố trí các trạm y tế lưu động đủ để thực hiện quản lý và hỗ trợ điều trị F0 thể nhẹ hoặc không triệu chứng tại tại nhà.
“Đây là biện pháp rất quan trọng để hạn chế số ca F0 phải chuyển tầng, giảm tải cho y tế tuyển trên. Việc tiếp cận y tế đối với người nhiễm phải sớm, kịp thời để người dân yên tâm”, ông Cương nói.
Người về quê đón Tết không phải cách ly, Hà Nội có 14 F0 nhiễm Omicron
Trong 24h qua, số ca dương tính SARS-CoV-2 tại Hà Nội, Hưng Yên, Đà Nẵng tiếp tục tăng; Bộ Y tế đề nghị các địa ... |
Ngày đăng: 13:57 | 26/01/2022
/ www.anninhthudo.vn