"Xã hội đã cho trẻ những đặc ân, sự nuông chiều mà với tư cách người thầy, người cha tôi thấy lo lắng", thầy giáo Vũ Nguyên Phong chia sẻ.

Từng nhiều năm dạy THPT ở Hải Dương, hiện là nhà quản lý giáo dục, thầy giáo Vũ Nguyên Phương đã chia sẻ tâm tư trước vụ việc cô giáo trường Tiểu học Bình Chánh (Bến Lức, Long An) quỳ gối xin lỗi phụ huynh.

Mẹ tôi, 69 tuổi, từng là giáo viên một trường tiểu học. Cuối tuần qua, tôi về nhà, mẹ con, bà cháu quây quần. Mẹ tôi kể ngày trước, chỉ học nửa ngày, nhưng lên lớp vẫn phải mang theo cả “đồ nghề khác” như cuốc, quang gánh, gầu múc nước… Chỉ cần tiếng trống trường báo buổi học kết thúc là mẹ lao nhanh ra cánh đồng để tăng gia. Một thời vất vả để có miếng ăn, cái mặc.

Thế hệ giáo viên ngày nay có vẻ “chuyên nghiệp” hơn vì không phải gánh nặng “thóc lúa” - theo nghĩa đen nhưng gánh nặng mưu sinh vẫn chưa bao giờ được giảm nhẹ. Đồng lương ít ỏi, sự thay đổi liên tục của nội dung này, đánh giá kia, quy chế nọ đã thành “hệ thống quy chế”, tạo nên áp lực vô cùng lớn cho nhà giáo. Khủng khiếp nhất là trạng thái ý thức xã hội “đang giáo dục” nền giáo dục; áp lực của “người trên - kẻ dưới” đang gần như hoàn toàn điều khiển giáo viên.

Em vợ tôi kỳ I còn dạy học tại một trường Mầm non trong thành phố. Một lần thấy con tôi hư, nó đánh. Buổi trưa, Hiệu trưởng gọi lên hỏi “tại sao cô đánh cháu?”. Em trả lời “cháu nó hư nên em phát vào tay, vào mông nó, thì có sao đâu?”. Cô Hiệu trưởng bảo “tôi đã quán triệt thế nào? Dù sao vẫn không được đánh trẻ”. Em tôi cãi lại “nhưng nó là cháu em?”. Cô Hiệu trưởng bảo “cháu em khi ở nhà, em làm gì cũng được, còn ở trường em không được động vào học sinh”. Em tôi về ấm ức, kể với vợ chồng tôi. Vợ tôi, làm nghề bác sĩ bảo: “Vớ vẩn, thế thì trẻ con ngoan thế nào được”. Tôi im lặng. Kỷ niệm xưa tràn về…

Thế hệ tôi đi học vào cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Thời kỳ không còn quá khổ nhưng vẫn khó khăn. Chúng tôi học nửa buổi, không phải học thêm, nửa buổi đi làm giúp bố mẹ. Bố mẹ chúng tôi khen học giỏi thì ít, khen bắt cua giỏi, đánh dậm tài, trồng rau khéo… nhiều hơn. Niềm vui trên cánh đồng vì thế cũng nhiều hơn niềm vui trong lớp học.

noi long nha giao sau chuyen co giao quy goi truoc phu huynh
Nhiều học trò xưa xem thầy cô giáo là thần tượng. Ảnh min họa.

Nhưng cứ nghĩ đến trường là nghĩ đến cái gì thiêng liêng lắm. Thầy cô giáo với chúng tôi khi ấy là thần tượng, là “người đáng sợ” - theo nghĩa đáng kính, đáng nể phục, thậm chí “đáng sợ hơn” cả bố mẹ mình. Bố mẹ chúng tôi cũng kính trọng các thầy cô và liên tục nhờ rằng “nó sai, thầy cô trừng trị giúp”. Chuyện chúng tôi bị trách phạt dọn vệ sinh, trồng cây, quỳ góc lớp, tưới rau trong trời lạnh hay đánh vào tay, vào mông thì thường thường như cơm bữa.

Có những người bạn nghịch quá bố mẹ không bảo được, phải nhờ thầy. Chúng tôi chẳng biết “tiên học lễ hậu học văn” là gì, chỉ biết là thầy cô rất đáng kính và trách phạt là bình thường. Chúng tôi lại nghe kể về tấm gương nọ, thánh hiền kia thường xuyên chịu những trận roi vọt từ thầy.

Bây giờ thì xã hội đã cho con trẻ những đặc ân, sự bao bọc, nuông chiều, mà với tư cách người thầy, người cha tôi cảm thấy lo lắng. Chương trình sách giáo khoa càng mới càng bị cắt xén, vì lo học sinh vất vả, mà đâu quan tâm “khổ luyện thành tài”; không cho điểm, vì không muốn các em bị áp lực, cứ tha hồ vui vẻ, yên ổn mà lớn lên, mà to ra. Thầy cô không được “chỉ mặt” học trò vì đó là hành vi có tính “mạt sát”; đương nhiên không được đánh học trò, tấm thân quý cả họ hàng bao bọc…

Nhiều thầy cô đã khốn khổ, mất nghiệp, vì sự quan tâm quá mức hoặc lỡ học theo những bậc thánh nhân xưa khi dạy học trò. Mới đây cô giáo dạy tại trường Tiểu học Bình Chánh (Bến Lức, Long An) bị phạt quỳ 40 phút vì dám “động đến con ông Thư ký Hội luật gia” cấp huyện. Sự nhiệt tình của cô đúng là “Người ta khổ vì yêu không phải cách” (Xuân Diệu).

Hậu quả của áp lực xã hội khiến ngành giáo dục liên tục phải báo cáo giải trình, ban hành đủ các điều chỉnh này, điều chỉnh nọ. Những thiếu xót cố hữu nhiều năm lại càng bị nghi ngờ. Các thầy cô giáo cũng phải căng mình thích ứng. Buồn là nhiều học sinh giỏi không theo sư phạm nữa; lực hấp dẫn của “không học phí” chẳng thể hút được những tài năng do lương thấp, rủi ro nghề nghiệp cao.

Nhưng buồn nhất có lẽ là nếu không khéo, càng ngày càng có nhiều đứa trẻ, thừa cân nhưng thiếu năng lực, thiếu ý chí, thiếu sáng tạo và có thể không biết yêu ai. Những đặc ân thái quá từ gia đình và xã hội, áp lực không cho sự chuyên nghiệp đầy đủ, quyền hành đầy đủ và thiết thực đối với nhà giáo sẽ là nguyên nhân của thế hệ trên nếu có.

Mẹ tôi vẫn còn khỏe. Có lẽ niềm vui dạy học một thời, cộng với “nỗi vất vả trong sáng” từ lao động nông nghiệp một thời, làm bà còn dẻo dai. Đứa em vợ tôi sau một thời gian dạy Mầm non đã bỏ nghề. Bây giờ nó đi làm công nhân với mức lương khởi điểm 5 triệu, cao hơn 1,7 triệu so với lương giáo viên trước đó. Sướng nhất theo tâm sự là buổi tối nó được xem TV cùng chồng con.

noi long nha giao sau chuyen co giao quy goi truoc phu huynh Dân mạng đòi khai trừ Đảng với phụ huynh bắt cô giáo quỳ, yêu cầu hiệu trưởng từ chức

Dư luận bức xúc đòi chi bộ Đảng ở địa phương cần khai trừ đối với vị phụ huynh bắt giáo viên quỳ gối và ...

noi long nha giao sau chuyen co giao quy goi truoc phu huynh Cô giáo quỳ xin lỗi phụ huynh, ông Dương Trung Quốc bức xúc: \'Không thể dùng luật rừng trong giáo dục\'

\'Lối hành xử của vị phụ huynh mang tính luật rừng, tôi nhấn mạnh là không thể dùng luật rừng trong giáo dục được\', đại ...

Ngày đăng: 11:48 | 07/03/2018

/ VnExpress