Trên Mặt trận Thái Bình Dương khi được trang bị các tàu ngầm hiện đại hơn hẳn, vậy mà tàu ngầm Mỹ vẫn không thể áp đảo được tàu ngầm Nhật. Và lý do cho điều này nằm ở loại ngư lôi họ được trang bị.
Trong khoảng thời gian giữa năm 1942 và năm 1943, dòng ngư lôi Mk 14 của Hải quân Mỹ đã sở hữu một kỷ lục mà bất cứ người tiền nhiệm nào của nó cũng không thể làm được, đó là trong suốt một năm trời nó không thể đánh trúng bất cứ mục tiêu nào, kể cả khi trong diễn tập. Nguồn ảnh: WWII.
Nguyên nhân của khiến Mk 14 "xịt" liên tục được đổ cho hệ thống ngòi kích nổ của nó. Quả ngư lôi ứng dụng kiểu kích nổ bằng nam châm này đã hoạt động không đúng theo thiết kế nên kể cả khi nó đâm xầm vào mục tiêu nó vẫn không thể phát nổ được. Nguồn ảnh: History.
Chưa kể với việc, ngư lôi Mk 14 có cơ chế điều khiển khá phức tạp, thường bị lỗi và không xác định đúng các tham số như cài đặt trước khi được phóng ra. Ảnh: Một ngư lôi Mk-14 đâm trượt mục tiêu do không xác định đúng tham số độ sâu như cài đặt ban đầu. Nguồn ảnh: Wiki.
Thậm chí, loại ngư lôi Mk 14 này còn lập kỷ lục vô tiền khoáng hậu, nó chính là loại ngư lôi duy nhất trên thế giới có khả năng... đâm chìm chính chiếc tàu ngầm đã phóng nó ra, mà cụ thể ở đây là một tàu ngầm Mỹ. Nguồn ảnh: USairwing.
Vụ việc này đã dẫn tới thảm họa chìm tàu ngầm Tullibee khi ngư lôi Mk 14 được phóng ra và không va chạm với mục tiêu, sau đó nó đã chạy đúng thành một vòng tròn trước khi trở về điểm xuất phát và... đâm trúng tàu Tullibe khiến nó chìm ngay lập tức. Nguồn ảnh: USNavy.
Ra đời từ năm 1931, loại ngư lôi Mk 14 đã hoạt động trong Hải quân Mỹ kể từ suốt khi nó ra đời cho tới tận những năm từ 1975 tới 1980 mới bị loại biên hoàn toàn. Mặc dù sau này tên lửa đã trở thành vũ khí chính trên các tàu ngầm. Nguồn ảnh: Intercept.
Tuy nhiên trước đó, trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, việc các tàu ngầm Mỹ chỉ được trang bị loại ngư lôi "không thể tin tưởng nổi" này đã khiến rất nhiều thuyền trưởng tàu ngầm Mỹ đã phải chửi thề khi bắn trúng mục tiêu những ngư lôi lại không phát nổ. Nguồn ảnh: Blablo.
Có chiều dài 6,25 mét, đường kính 533mm, loại ngư lôi Mk 14 của Hải quân Mỹ sử dụng động cơ tua-bin khí nén. Điều này lại dẫn đến một vấn đề nữa, đó là loại ngư lôi này cần được chạy "đề pa" làm nóng trước khi cho vào ống phóng. Điều này khiến tốc độ triển khai nó bị kéo dài ra nhiều lần. Nguồn ảnh: War.
Khi di chuyển ở tốc độ tối đa 85 km/h, loại ngư lôi này có thể đi được quãng đường 4100 mét trước khi hết nhiên liệu. Trong khi đó, nếu di chuyển với tốc độ 57 km/h, loại ngư lôi này có thể di chuyển được với tốc độ 8200 mét. Nguồn ảnh: Warhistory.
Cận cảnh thiết kế bên trong của ngư lôi Mk 14. Bộ phận chiếm diện tích nhất chính là các bình khí nén chứa nhiên liệu giúp động cơ của nó hoạt động. Nguồn ảnh: Wiki.
Dù nhiều nhược điểm chết người, tuy nhiên ngư lôi Mk 14 lại là sự lựa chọn gần như duy nhất của Hải quân Mỹ trong thời gian dài. Mặc dù các phiên bản sau này đã ít nhiều giải quyết được các lỗi ngớ ngẩn trên loại ngư lôi này nhưng phải tới khi tên lửa trở thành vũ khí chính trên tàu ngầm, các thủy thủ mới yên tâm hơn về loại ngư lôi này được. Nguồn ảnh: Wiki.
Tới tận ngày nay, nhiều cựu thủy thủ tàu ngầm Mỹ vẫn khẳng định, khi chiến đấu trên Thái Bình Dương, thứ họ sợ nhất chính là các quả ngư lôi họ mang theo chứ Hải quân Nhật càng về cuối cuộc chiến càng lép vế, hoàn toàn không thể gây ra khó khăn được cho lực lượng tàu ngầm Mỹ. Nguồn ảnh: Wiki.
Bi thảm số phận lực lượng Không quân toàn cầu sau cuộc đại chiến
Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, hàng trăm nghìn chiến đấu cơ và máy bay ném bom trên khắp thế giới đã trở nên ... |
Nguyên nhân nào khiến Đồng Minh "thua đau" trong chiến dịch Market Garden?
Diễn ra trong 8 ngày, từ 17.9 tới 25.9.1944, chiến dịch đổ bộ đường không lớn nhất trong lịch sử nhân loại có một khởi ... |
Ngày đăng: 14:02 | 24/04/2018
/ http://danviet.vn