Không ai có thể "mua lại" tuổi thơ. Nhưng có người "dũng cảm" cho con mình trang điểm đậm, đứng hát với biểu cảm đau đớn quằn quại trong các chương trình thực tế.
Người Sài Gòn phá cỗ Trung thu ở đâu những ngày mưa? |
Các điểm chơi Trung thu ở ba miền |
Trung thu, đừng để doanh nghiệp sản xuất đồ chơi Việt thua trên sân nhà |
Bé gái hóa thân thành Lệ Quyên trong chương trình "Gương mặt thân quen nhí".
Đá: Trung thu càng ngày càng nhạt. Giờ bọn trẻ chỉ thích "rước" ai-phôn, ai-pát.
Đen: Chúng còn thích cả Duyên phận, Đèn khuya, Chuyện tình không dĩ vãng...
Đá: Bọn trẻ mê nhạc Sơn Tùng hơn nhạc thiếu nhi. Trách chi đứa nào cũng già trước tuổi.
Đen: Tối mở TV mấy chương trình "nhí" mà coi. Mấy đứa bốn, năm tuổi hát Bolero ngọt như mía lùi.
Đá: Bật TV mà thấy cảnh đó là tôi chuyển kênh ngay. Đỡ mất thì giờ.
Đen: Kinh, không xem thì thiệt mình thôi. Vắng mợ chợ vẫn đông.
Đá: Làm như hay ho, bổ ích lắm. Lạ một nỗi show này đè show kia, đâu đâu cũng thấy "bé con" với "tí hon" thi thố.
Đen: Quy luật rồi: Càng nhiều khán giả lại càng lắm show.
Đá: Mấy đài nhỏ chạy theo trào lưu đã đành, đến đài truyền hình Quốc gia cũng phát sóng cơ man chương trình thực tế cho thiếu nhi.
Đen: Không xem mà biết rõ nhỉ?
Đá: Quảng cáo rầm rộ khắp các khung giờ. Tôi có đui đâu.
Đen: Toàn show hái ra tiền cả đấy.
Đá: Tôi biết chứ, vài trăm triệu một TVC (quảng cáo truyền hình) là chuyện thường.
Đen: Xem xong mới thấy nước nhà nhiều "thần đồng". Thật ghen tị với cha mẹ bọn trẻ.
Đá: Ghen tị cái gì. Đứa trẻ trang điểm già đau già đớn, đứng nhăn nhó quằn quại để thể hiện độ "phiêu". Thương lắm.
Đen: Tài không đợi tuổi mà. Vả lại nhiều bé coi ca hát là đam mê, ông cứ suy nghĩ tiêu cực.
Đá: Hay ông đăng ký cho thằng Tèo đi thi đi. Hôm rồi đám cưới bà Tám nó chẳng quẩy banh nóc nhà.
Đen: Lạy hồn. Nói vui vậy thôi chớ sau nó trách mình đánh cắp tuổi thơ thì biết lấy gì trả lại?
http://www.nguoiduatin.vn/tai-nen-doi-tuoi-a341131.html
Ngày đăng: 08:11 | 04/10/2017
/ nguoiduatin.vn