Ước tính của Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho thấy, đến cuối năm, nợ công Việt Nam khoảng 61,4% GDP, giảm 2,3% so với năm 2017.
Số liệu về nợ công vừa được ông Trần Quốc Phương - Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) đưa ra trong Báo cáo tình hình kinh tế xã hội 2018, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2019, ngày 24/9.
Theo ông Phương, năm 2018, kinh tế tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao, nợ công 2018 ước đạt 61,4% GDP, giảm 2,3% so với năm 2017. Tỷ lệ nợ công vẫn đang trong xu hướng giảm và với quy mô GDP hiện nay khoảng 5,1 triệu tỷ đồng, nợ công năm 2018 tương đương 3,13 triệu tỷ.
So với kịch bản dự liệu nợ công 3 năm được Bộ này đưa ra cách đây một tháng, nợ công năm nay sẽ giảm khoảng 2,5% GDP. Con số thay đổi là do tăng trưởng kinh tế năm nay đạt cao hơn, tăng 6,7%, so với kịch bản dự báo trước đó chỉ 6,53%.
Thu ngân sách Nhà nước năm nay ước đạt trên 1,35 triệu tỷ đồng, tăng 3% so với dự toán và 5,5% so với 2017. Bội chi ngân sách khoảng 3,67%.
Ngoài ra, tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 1,89 triệu tỷ đồng, tăng 13,3%, bằng 34% GDP. Giải ngân vốn FDI đạt khá, ước đạt 18 tỷ USD, tăng 2,8% so với năm 2017.
Nợ công năm 2018 dự kiến khoảng 61,4% GDP.
Tuy nhiên, theo Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, kinh tế năm 2018 vẫn bộc lộ những hạn chế trong quá trình thực hiện 3 đột phá chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 – 2020; cơ cấu lại kinh tế chưa triệt để, tiến độ thực hiện chậm. “Mô hình tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào vốn thay vì đổi mới công nghệ. Xuất nhập khẩu dễ chịu tác động bởi các yếu tố bên ngoài”, ông Phương nhận xét.
Bên cạnh đó, tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, chống người thi hành công vụ... vẫn diễn ra phức tạp.
Về triển vọng kinh tế năm 2019, Bộ Kế hoạch dự báo, xu hướng tích cực vẫn là "bức tranh chung, chủ đạo với kinh tế vĩ mô ổn định". Dù vậy kinh tế vẫn sẽ đối mặt với những rủi ro, mà thách thức lớn nhất đến từ bên ngoài do quy mô kinh tế hạn chế, độ mở kinh tế lớn... dẫn đến có thể chịu nhiều tác động đan xen, áp lực cho công tác điều hành, ứng phó.
"Trong bối cảnh sức ép về lãi suất đồng đôla Mỹ, giá dầu thô và giá cả hàng hóa thế giới, căng thẳng do chiến tranh thương mại giữa Mỹ và các nền kinh tế lớn, xu hướng bảo hộ mậu dịch tiếp tục gia tăng, tạo áp lực lớn cho điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá, lãi suất và lạm phát trong nước", ông Phương lưu ý.
Vì thế, năm 2019 Việt Nam, sẽ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng GDP, trong đó tập trung điều hành giá cả thận trọng, kết hợp hài hòa, linh hoạt các chính sách vĩ mô, nhất là chính sách tài khóa, tiền tệ. Quá trình cơ cấu lại ngân sách gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính sẽ tiếp tục được đẩy mạnh... cùng với cắt giảm thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh.
Nguyễn Hoài
Khi quốc gia vay nợ
Lớp đại học của tôi có chín người Trung Quốc, trong đó tôi ấn tượng nhất với Lý Hằng Vỹ. Cô là người Bạch ở ... |
Đường sắt Bắc-Nam gần 60 tỷ USD: Nợ công thế nào, rủi ro ra sao?
Bộ GTVT yêu cầu đơn vị tư vấn đánh giá tác động của dự án đường sắt tốc độ cao lên nợ công và khả ... |
Ngân sách phải chi hơn 600 tỷ đồng để trả nợ mỗi ngày
Chỉ tính riêng trong tháng 8, số tiền trả nợ của Chính phủ đã là 4.277 tỷ đồng. Lũy kế 8 tháng tổng giá trị ... |
Dự án đường sắt 58 tỷ USD được yêu cầu làm rõ mức ảnh hưởng nợ công
Đơn vị tư vấn được yêu cầu đánh giá tác động của dự án đường sắt tốc độ cao lên nợ công và khả năng ... |
Ngày đăng: 09:43 | 24/09/2018
/