Trong bối cảnh kinh tế cả nước chuyển mình mạnh mẽ, các tỉnh Tây Nguyên đã có sự bứt phá, phát triển đáng tự hào. Trong đó, Gia Lai với nhiều quyết sách mạnh mẽ, được sự đồng thuận của người dân đã vươn mình xây dựng cơ sở hạ tầng, đô thị hiện đại. Dấu ấn lãnh đạo của Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch tỉnh được mô tả là những vị tư lệnh gần dân.

nhung vi tu lenh gan dan

Chia sẻ

Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai Dương Văn Trang (thứ 2 bên trái qua) động viện người dân làng Ia Bia (xã Ia Le, huyện Chư Pứh) chăm lo sản xuất, thoát nghèo.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh

Từ nội lực của mình, Gia Lai vững vàng góp phần đưa Tây Nguyên trở thành một trong những vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra, đạt 7,81% (theo giá so sánh 2010). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng. GRDP bình quân đầu người đạt 41,58 triệu đồng/năm, tăng 8,9% so với năm 2016.

Gia Lai vươn mình vượt qua mọi vật cản, như con thuyền vươn sóng dữ, tiến nhanh trên con đường phát triển khi các lĩnh vực đều tăng trưởng. Sản xuất Nông - Lâm nghiệp Thủy sản tăng khá. Tổng diện tích gieo trồng toàn tỉnh đạt 531.982 ha, đạt 100% kế hoạch. Tổng sản lượng lương thực đạt hơn 566.000 tấn, tăng 5,55%. nhân rộng mô hình cánh đồng lớn, ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm trong sản xuất được quan tâm chỉ đạo.

Sản xuất công nghiệp phát triển ổn định, tăng 8,54%. Giá trị kim ngạch xuất khẩu ước đạt 450 triệu USD, đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra, tăng 31,2% so với cùng kỳ. Hoạt động của Khu công nghiệp Trà Đa, Khu Kinh tế cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh đạt kết quả tích cực.

Tình hình phát triển doanh nghiệp (DN) có những chuyển biến tích cực. Với cương vị là người đứng đầu, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai Dương Văn Trang cùng các cấp, ngành đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp gỡ khó, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy DN phát triển.

Nhờ thế, ước cả năm 2017, có 610 DN thành lập mới, tăng 28,96% so với cùng kỳ, với tổng vốn đăng ký 3.387 tỷ đồng (tăng 23,2%). Với bệ đỡ là những cơ chế, chính sách ưu đãi, rất nhiều DN từ các tỉnh bạn và một số nước tìm đến Gia Lai đầu tư.

Hiện Gia Lai có 4.031 DN, 2.095 đơn vị trực thuộc, sử dụng trên 72.000 lao động. Với thảm đỏ gọi mời, đã có 28 dự án được tỉnh cấp quyết định chủ trương đầu tư, với tổng vốn đăng ký 3.360 tỉ đồng; 28 dự án được tỉnh thống nhất chủ trương cho khảo sát, lập đề xuất dự án với tổng vốn đăng ký khoảng 7.000 tỉ đồng.

Công tác quản lý, chỉnh trang đô thị của Gia Lai được đầu tư bài bản, có tầm nhìn. Công tác hậu kiểm xử lí không nhân nhượng, chấn chỉnh kịp thời những quy hoạch rời rạc, chạy theo thành tích. Nhờ thế, Gia Lai đã khoác một lên bộ mặt đô thị hiện đại, sầm uất. Lữ khách phương xa sẽ phải ngỡ ngàng trước sự thay đổi, phát triển từng ngày của phố núi Pleiku. Đường phố sạch đẹp, khu phố sầm uất, con người văn minh, tất cả đó đã tạo nên thương hiệu Gia Lai giữa lòng Tây Nguyên.

Gần dân để hiểu dân

Hai vị tư lệnh Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang và Chủ tịch tỉnh Võ Ngọc Thành được đánh giá là những vị lãnh đạo gần dân. Tình hình khai thác cát trái phép tại huyện Chư Pah diễn ra dai dẳng, phức tạp. Đích thân Bí thư Dương Văn Trang đã thị sát xã Ia Khươl, Ia Kreng (huyện Chư Pah), tận thấy xe chở cát chạy "bát nháo".

Ông chất vấn Bí thư Huyện ủy: "Các bãi này có cấp giấy phép không? Không có phép, vậy cấp quản lý nhà nước của mình như thế nào? Ông Chủ tịch xã đâu? Ông Chủ tịch huyện, rồi các sở ngành mình đâu? Rồi ông trăn trở: "Nếu như thế này thì các con đường nát hết, xe thì to cỡ đó, cát thì cỡ đó, nước lại đang chảy thì đường làm sao mà không xuống cấp được. Đường hư tiền đâu mà sửa".

Tại huyện Chư Pứh, 98 hộ dân làng tái định cư Ia Bia (xã Ia Le) sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt, đau xót hơn 70 hộ dân dù được cấp sổ đỏ đất nông nghiệp nhưng thực tế... không có đất để trồng trọt. Chứng kiến cảnh người dân sống khổ sở, Bí thư Dương Văn Trang đề nghị kiểm điểm ngay lãnh đạo huyện Chư Pứh vì chưa sát dân, không khôn khéo giải quyết việc tranh chấp đất, chưa có đất mà cấp bìa đỏ cho dân.

"Nước nhiễm phèn thì ai mà dùng được. Huyện phải chủ động khảo sát, tìm nguồn nước để khoan lấy về cho dân sử dụng. Trường hợp vượt khả năng thì huyện báo cáo để tỉnh hỗ trợ. Hết Quý I năm 2018, phải có nước sạch sinh hoạt và đất sản xuất cho dân sử dụng", Bí thư Gia Lai chỉ đạo.

PYầu là làng đặc biệt khó khăn của huyện Mang Yang. PYầu tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài, người dân chưa thể dùng điện thoại để liên lạc. Cuộc sống bà con ở vùng núi chủ yếu là tự cung, tự cấp, nông sản làm ra thường xuyên bị thương lái ép giá. Do địa hình cách trở, sự học của các em vô cùng gian truân.

Có mặt tại làng PYầu, chứng kiến cảnh khó khăn, vất vả của bà con, Bí thư Gia Lai Dương Văn Trang đề ra hai phương án: Chính quyền bố trí đất ở và đất sản xuất, vận động di dời người dân đến nơi ở mới để có điều kiện sống thuận lợi hơn; hoặc để người dân làng PYầu tiếp tục sinh sống ở nơi cũ nhưng phải đầu tư đường giao thông, trạm viễn thông. "Phải chọn phương án tối ưu nhất, hợp "ý Đảng, lòng dân". Phải bằng mọi cách nâng cao chất lượng cuộc sống, giúp người dân tiếp xúc đời sống văn minh, thoát cảnh nghèo khổ", ông yêu cầu.

Chủ tịch tỉnh Gia Lai Võ Ngọc Thành được đánh giá là người có những quyết sách bảo vệ rừng hiệu quả. Để bảo vệ rừng trước tiên phải làm trong sạch đội ngũ giữ rừng. Thực tế chứng minh khi nhiều Hạt trưởng kiểm lâm và Trưởng ban Quản lý bảo vệ rừng đã bị "thay ghế" vì để mất rừng. Nơi nào để xảy ra việc khai thác gỗ trái phép, Chủ tịch tỉnh Gia Lai Võ Ngọc Thành đều chỉ đạo kiểm điểm, xử lý trách nhiệm các tập thể, cá nhân.

Tại các cuộc họp, ông liên tục yêu cầu báo cáo công cuộc khôi phục rừng qua các năm đến nay hiệu quả đến đâu? Nếu không thì nguyên nhân tại sao, biện pháp nào khắc phục? Để ngăn ngừa nạn chặt, phá rừng, Chủ tịch Võ Ngọc Thành đã đề ra quyết sách chỉ đạo các huyện thị thanh, kiểm tra các cơ sở chế biến, mua bán gỗ tại địa bàn.

Ông yêu cầu, các cơ sở chế biến buộc phải có nguồn gốc gỗ phải hợp pháp. Nếu trường hợp vi phạm, sẽ thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Hiệu quả thấy rõ nhờ tập trung chỉ đạo quyết liệt, Gia Lai đã trồng mới được 6.544 ha/năm 2017, đạt 93,5% Nghị quyết, tăng gấp 4,2 lần so với cùng kỳ, nâng tỉ lệ che phủ rừng đạt 46,25%.

Gia Lai đang bứt tốc, vững bước trên con đường hội nhập. Với sự đồng thuận của các dân tộc anh em, sự chèo lái của những vị tư lệnh cùng những quyết sách mạnh mẽ, Gia Lai đang dần khẳng định vị thế phát triển trên bản đồ khu vực Tây Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung.

nhung vi tu lenh gan dan Facebook hôm nay: Câu chuyện về "kiếp ở rể" khiến dân mạng giật mình suy ngẫm

Câu chuyện về phận ở rể được đăng tải trên một nhóm tâm sự trên Facebook đã khiến hàng ngàn dân mạng quan tâm và ...

nhung vi tu lenh gan dan BOT và tham nhũng luôn là bức xúc của cử tri

Ngày 26.9, đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đơn vị TP.Cần Thơ do Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu đã có buổi ...

Ngày đăng: 14:30 | 16/02/2018

/ https://laodong.vn