Một người Nam Sudan trở về nhà sau khi chạy trốn lực lượng chính phủ đã phát hiện cảnh tượng kinh hoàng: người mẹ bị làm cho mù mắt còn cha bị chặt đầu.

Người mẹ tìm cách ngăn binh sĩ chính phủ cưỡng hiếp người con gái 17 tuổi nhưng không thành. 17 binh sĩ sau đó đã làm nhục cô bé.

Đò là một trong số nhiều vụ việc kinh khủng được đề cập trong báo cáo mới nhất về những vi phạm nhân quyền trong cuộc nội chiến kéo dài 5 năm qua ở Nam Sudan, được một ủy ban Liên Hiệp Quốc công bố hôm 23-2.

Báo cáo đã kể lại những tội ác kinh hoàng tại Nam Sudan thời gian qua, như cưỡng hiếp tập thể, bạo lực sắc tộc..., khiến phần lớn quốc gia nghèo khổ này lâm vào cảnh tuyệt vọng.

Ngoài ra, báo cáo lần đầu tiên xác định danh tính hơn 40 quan chức quân sự cao cấp và 3 thủ hiến bang đối mặt cáo buộc phạm tội ác chiến tranh và chống lại con người.

"Những tổn thương và sự tàn ác tại đây vượt xa tưởng tượng của bất kỳ ai" - ông Andrew Clapham, thành viên ủy ban trên, bày tỏ.

Cũng theo ông Clapham, phần lớn tội ác liên quan đến sắc tộc do lực lượng chính phủ gây ra. Ngoài ra, quân của Tổng thống Salva Kiir còn tấn công dân thường chạy trốn chiến tranh tại những khu vực không có sự hiện diện của phe chống đối.

nhung toi ac kinh khung tai nam sudan

Một gia đình phải rời bỏ nhà cửa vì xung đột ở TPYambio - Nam Sudan. Ảnh: The New York Times

Những phát hiện với "đầy đủ bằng chứng" của ủy ban về nhiều tội ác của lực lượng chính phủ Tổng thống Kiir và phiến quân sẽ được trình bày trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào tháng tới.

Tên tuổi của những nghi phạm nói trên, đang được giữ kín để giúp bảo vệ nhân chứng, đang được cung cấp cho văn phòng nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại TP Geneva - Thụy Sĩ.

Báo cáo mới nhất được dựa trên lời kể của 230 nhân chứng và những tài liệu khác. Đây là báo cáo thứ 2 được ủy ban trên công bố kể từ khi ra đời năm 2016

Cuộc nội chiến nổ ra vào tháng 12-2013, tức chỉ 2 năm sau khi Nam Sudan độc lập. Khởi đầu là sự tranh giành quyền lực giữa ông Kiir và cựu Phó Tổng thống Riek Machar, xung đột đã lan rộng và dẫn đến hỗn loạn với sự ra đời của khoảng 40 nhóm vũ trang khắp nước, trong đó nhiều nhóm đang chồng lẫn nhau.

Chiến tranh khiến hàng chục ngàn người thiệt mạng và hơn 2 triệu người chạy khỏi quốc gia non trẻ này. Đây là cuộc khủng hoảng tị nạn lớn nhất kể từ khi xảy ra vụ diệt chủng ở Rwanda 24 năm trước. Ngoài ra, hàng triệu người mắc kẹt tại Nam Sudan đang đối mặt với nạn đói.

Nỗ lực áp đặt lệnh ngừng bắn hồi cuối tháng 12-2017 đã nhanh chóng thất bại. Ngoài ra, Mỹ đã công bố biện pháp cấm vận vũ khí mang tính biểu tượng và thúc giục Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc làm điều tương tự.

Chính phủ Nam Sudan hôm 23-2 cho biết đang đề nghị ủy ban trên cung cấp danh tính những người bị cáo buộc để điều tra. Tuy nhiên, người phát ngôn chính phủ Ateny Wek Ateny cho rằng những báo cáo tội ác như thế đôi khi chỉ dựa trên những gì được kể lại và thiếu bằng chứng xác thực.

Giới chuyên gia về Nam Sudan cho rằng báo cáo mới nhất sẽ không giúp dẫn đến thay đổi đáng kể nào tại Nam Sudan bởi những khuyến nghị trong đó không được thực thi.

nhung toi ac kinh khung tai nam sudan 70 y bác sĩ Việt sẽ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc

Đại sứ Mỹ Daniel Kritenbrink chiều 16/1 thăm bệnh viện dã chiến cấp hai, nơi các y bác sĩ đang huấn luyện để sang Nam ...

nhung toi ac kinh khung tai nam sudan Mỹ áp đặt trừng phạt nhằm vào Myanmar, Nam Sudan và Gambia

Mỹ sẽ đóng băng tài sản của các cá nhân và thực thể mà hệ thống tư pháp Mỹ có quyền thực thi và ngăn ...

Ngày đăng: 13:40 | 24/02/2018

/ http://nld.com.vn