Việc thay quà tặng bằng chiếc phong bì để tri ân thầy cô giáo trong ngày 20.11 đã không còn là "chuyện lạ". Nhưng “của cho không bằng cách cho”. Dù chỉ là tấm thiệp nhưng phải thấy sự chân thành.
Đó là câu chuyện vể những người thầy mang quân hàm xanh, tình nguyện đi “gieo chữ” nơi biên giới. Họ chưa một lần được sinh hoạt trong trường có đầy đủ ban giám hiệu, cũng chưa từng kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Vị thiếu tá cùng trò “cõng chữ”
Nhiều năm qua, thiếu tá Trần Nho Quý - Đồn Biên phòng Bản Giàng, Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh - đã cùng đồng hành với không ít lứa học sinh đến trường. Thương các em nhỏ trên vùng cao, gia đình khó khăn không có điều kiện đến trường, anh và đồng đội đã vận động mở lớp.
Công cuộc dạy chữ cho các em nhỏ cũng khó khăn trăm bề. Bởi sáng đi vận động, dù đã đồng ý đến lớp, thế nhưng, qua một đêm các cháu lại ở nhà, không chịu đi học. Tuy vậy, các anh không bỏ cuộc.
Thiếu tá Trần Nho Quý tặng sách vở, lương thực cho gia đình học trò nghèo. Ảnh: NVCC |
“Để khuyến khích các cháu đến trường, tôi phải mua kẹo tặng. Nhiều hôm sáng sớm tinh mơ phải đến gõ cửa từng nhà để vận động, rồi đưa các cháu đến trường, trên lưng cõng theo sách vở.
Đường núi đi lại khó khăn, mùa đông lạnh buốt cả da thịt. Anh em trong đơn vị thương các em nhỏ, góp tiền mua áo ấm, dép tặng học trò” - thiếu tá Quý nhớ lại.
Cống hiến không mong được tôn vinh
Với đại úy Trần Hà Nam (SN 1985), việc anh cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, xóa mù chữ cho bà con vùng biên là trách nhiệm và niềm tự hào.
Sau khi tốt nghiệp Học viện Khoa học Quân sự, được phân công công tác tại đồn Pa Ủ, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu, chứng kiến cảnh các em học sinh cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, nhiều em đến tuổi không được tới trường, anh đã đi vận động các nhà tài trợ quyên góp xây dựng trường lớp, tặng áo ấm, sách vở.
Đồng thời, anh cùng đồng đội tham gia giúp dân phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo, rồi vận động bà con đưa con em đến lớp.
Còn thiếu úy Vàng Lao Lừ (Đồn Biên phòng Mường Lạn, Sơn La) đã có 7 năm kinh nghiệm đi dạy học. Trước đó, anh không hề được đào tạo sư phạm và cũng chưa bao giờ nghĩ sẽ có một ngày đứng trên bục giảng và được các em nhỏ gọi là thầy. Các lớp xóa mù chữ do anh và đồng đội xây dựng đã dạy dỗ nên nhiều thế hệ học trò.
Lớp học xóa mù chữ của thiếu úy Vàng Lao Lừ tại bản Co Muông. Ảnh: Thanh Thuận |
Chẳng có ban giám hiệu đúng nghĩa, nhưng anh em trong đơn vị vẫn sinh hoạt chuyên môn đều đặn. Dạy nhau cách truyền đạt kiến thức cho học sinh, cái gì chưa biết thì lên mạng tìm hiểu.
Các anh cũng chưa một lần tổ chức kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đơn giản với những người thầy mang quân hàm xanh, chỉ cần các em nhỏ vùng biên biết chữ, đến trường đều đặn đã là hạnh phúc.
Nhân dịp kỷ niệm 35 Ngày Nhà giáo Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ GDĐT, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng vừa tổ chức lễ vinh danh 60 cán bộ, chiến sĩ – những người thầy mang quân hàm xanh - có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục. |
Những con người cao quý mới làm nên nghề nghiệp cao quý
Nếu vì đồng tiền, nếu đề cao thu nhập lên trên hết, sẽ không một giáo viên nào chọn nghề cả. |
Phong bì ngày 20.11: Giáo viên muốn nhận, phụ huynh mới tặng được
“Ban đầu, việc tặng phong bì có thể xuất phát từ việc thuận tiện, dần dần nó khiến cho món quà mất hết ý nghĩa ... |
Những áp lực “bủa vây” nhà giáo trong xã hội hiện đại
Trong những ngày cả nước tôn vinh, tri ân đội ngũ làm nghề trồng người cao quý, bên cạnh những “dấu lặng” ngậm ngùi như ... |
https://laodong.vn/giao-duc/nhung-nguoi-thay-chua-tung-duoc-ky-niem-ngay-nha-giao-576419.ldo
Ngày đăng: 17:14 | 16/11/2017
/ Theo Đặng Chung/báo Lao động