Những thực phẩm dưới đây bạn nên hạn chế bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày để tránh tổn hại cho sức khỏe.
1. Dầu thực vật làm từ hạt đậu nành, ngô và dầu hạt bông được chế biến cao và chứa một lượng lớn chất béo không bão hòa đa omega-6. Nếu chế độ ăn uống điều độ, axit béo omega-6 có thể tốt cho tim của bạn, nhưng tiêu thụ quá nhiều nó có thể gây mất cân bằng tiêu cực với axit béo omega-3. Nhiều người có thói quen tiêu thụ quá nhiều omega-6 và không đủ omega-3. Để đảm bảo cơ thể nạp đủ cả 2 loại chất béo này, nên bổ sung bơ hoặc dầu ô liu nguyên chất vào chế độ ăn.
2. Bơ thực vật có chứa chất béo bão hòa gây tắc động mạch và được làm từ các loại dầu chế biến gây viêm. Viêm có thể dẫn đến béo phì, tiểu đường, bệnh tim và ung thư. Loại thực phẩm tương tự thay thế là bơ động vật ăn cỏ, có chứa hỗn hợp các loại dầu ít chế biến.
3. Màu thực phẩm: Màu thực phẩm nhân tạo, mà nhiều người sử dụng để ướp đồ nướng, được các chuyên gia dinh dưỡng lo ngại có thể có tác dụng phụ nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ em. Thậm chí nhiều loại có thể chứa các chất gây ung thư. Màu thực phẩm cũng có thể là một tác nhân tiềm ẩn gây tăng động ở trẻ em. Thay vào đó, hãy tô màu cho món ăn được làm từ màu tự nhiên như nước ép củ cải, củ dền hoặc ớt bột...
4. Chất ngọt nhân tạo: Mặc dù nó không chứa nhiều calo, nhưng chất này ngọt hơn tới 700 lần so với đường tự nhiên và thường khiến bạn thèm ăn nhiều đồ ngọt hơn. Nếu bạn đang cố gắng cắt giảm lượng calo từ các món ăn của mình, hãy sử dụng các loại trái cây có vị ngọt tự nhiên.
5. Bột mì đa dụng tẩy trắng: Mặc dù nó có thể giúp món ăn có màu sắc đẹp hơn nhưng các hóa chất tẩy trắng có thể gây hại cho sức khỏe của bạn.
6. Các sản phẩm sữa không béo như phô mai, phô mai kem: Nhiều người cảm thấy món ăn là từ nguyên liệu này có kết cấu và mùi vị sẽ ít thỏa mãn hơn, điều này khiến họ vẫn không giảm được cảm giác thèm ăn và tiếp tục nạp nhiều thực phẩm hơn.
7. Một số loại sữa chua: Sữa chua có chất béo hoặc ít béo không nhất thiết phải quá ít đường. Trên thực tế, nhiều loại sữa chua có hương vị ăn kiêng sử dụng đường để bù đắp cho việc thiếu chất béo. 1 hộp sữa chua có hương vị có thể có nhiều đường hơn 1 thanh kẹo. Khi loại bỏ chất béo từ một loại thực phẩm giàu chất béo tự nhiên như sữa chua, bạn phải bù đắp cho hương vị bằng cách thêm đường hoặc tệ hơn, chất ngọt nhân tạo. Vì vậy, tốt nhất nên thưởng thức sữa chua truyền thống.
8. Salad ít hoặc không béo thường chứa rất nhiều đường, muối và phụ gia thực phẩm. Thay vào đó, hãy tự chuẩn bị nước sốt để đảm bảo sức khỏe.
9. Rau củ đóng hộp: Bisphenol A (BPA) là một estrogen tổng hợp được tìm thấy trong lớp phủ của thực phẩm đóng hộp, bao gồm đậu, trái cây, rau và súp. Ngoài ra, hầu hết các loại rau đóng hộp đều chứa rất nhiều muối, xi-rô ngô, dầu chế biến và chất bảo quản.
10. Trái cây đóng hộp thường chứa nhiều đường và hương liệu nhân tạo. Trái cây gọt vỏ bị thiếu chất xơ và giảm đáng kể hàm lượng vitamin.
11. Nước dùng thường chứa rất nhiều muối, thường có chứa từ 500 đến 800 miligram muối trong một khẩu phần.
12. Nước ép hoa quả có nhiều đường vì chúng chứa 100% trái cây mà không có chất xơ ổn định đường trong máu. Điều đáng nói là một số thương hiệu sẽ thêm 1 lượng đường đáng kể để tăng vị ngọt. Thay vì uống nước trái cây, hãy ăn trực tiếp hoặc xay sinh tố sẽ tốt hơn cho sức khỏe.
13. Thịt xông khói có thể làm mọi thứ ngon hơn nhưng chứa nhiều chất béo bão hòa và natri hơn. Thói quen ăn thực phẩm này thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và tim mạch.
14. Xúc xích thường rất được yêu thích nhưng chứa hàm lượng cao chất béo, natri và các chất phụ gia thực phẩm.
15. Sữa đặc: Bạn sẽ thường tìm thấy sữa đặc trong nhiều công thức món tráng miệng nhưng trong 1 khẩu phần sữa đặc có đường chứa tới 22 gram đường và 40 mg natri. Thêm vào đó, nó thiếu các vitamin và chất dinh dưỡng quan trọng khác mà sữa nguyên chất và sữa thực vật cung cấp.
Bà Tân Vlog chỉ về nhì sau người nấu món ăn siêu to, siêu khổng lồ này Trào lưu làm món ăn “siêu khổng lồ“ đang làm mưa làm gió trên mạng xã hội Việt Nam, nhưng một người đàn ông Ấn ... |
Phở Việt Nam và những món ăn nghe tên biết ngay xuất xứ Chẳng cần nguyên liệu đắt tiền, những món ăn đơn giản như phở hay kimchi đều đã vươn lên tầm "quốc ẩm", trở thành nét ... |
Xúc xích - món ăn trở thành biểu tượng cho ngày bầu cử ở Australia Xúc xích thường được bán cho cử tri tại các điểm bầu cử để gây quỹ và dần trở thành một nét văn hóa chính ... |
Ngày đăng: 14:01 | 10/06/2019
/