Cầu Tân Vũ - Lạch Huyện dài là cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam, xây dựng bằng kỹ thuật hiện đại bậc nhất thế giới.
Toàn cảnh cầu vượt biển dài nhất Việt Nam |
Ngắm cầu vượt biển dài nhất Đông Nam Á trước giờ thông xe |
Sáng 2/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ khánh thành cây cầu “kỷ lục” Tân Vũ - Lạch Huyện (Hải Phòng).
Bao nhiêu năm phải lênh đênh trên những chuyến phà vượt biển, người dân huyện Cát Hải lần đầu tiên được kết nối với thành phố Hải Phòng bằng một cây cầu.
Cầu vượt biển dài nhất, đắt nhất Việt Nam
Ngày 12/12/2006, ở Việt Nam, một cầu cầu vượt biển đã được khánh thành tại tỉnh Bình Định. Đó là cầu Thị Nại (Bình Định) dài gần 2.500 m, rộng 14,5 m với 54 nhịp. Cầu Thị Nại có tổng mức đầu tư gần 370 tỷ đồng và được mệnh danh là cầu vượt biển dài nhất Việt Nam.
Vượt qua Thị Nại, cầu Tân Vũ - Lạch Huyện trở thành cây cầu vượt biển dài nhất, đắt nhất Việt Nam. Ảnh: Lê Hiếu. |
Sau hơn 10 năm giữ kỷ lục, cầu Thị Nại đã bị cầu Tân Vũ - Lạch Huyện vượt qua với chiều dài gấp hơn 2 lần.
Dự án đường ôtô Tân Vũ - Lạch Huyện có tổng chiêu dài hơn 15 km nối quận Hải An với huyện đảo Cát Hải. Trong đó, phần cầu dài hơn 5,4 km với tổng mức đầu tư gần 12.000 tỷ đồng. Sau hơn 3 năm khởi công, dự án này chính thức thông xe.
\'Đê giả\' ngăn biển lần đầu tiên xuất hiện
Một trong những điểm nổi bật tại cầu Tân Vũ - Lạch Huyện là đường công vụ được thực hiện theo công nghệ ống vải địa kỹ thuật. Đây là hệ thống ống vải có đường kính khoảng từ 4,6-9,5 m lần đầu tiên được thi công ở Việt Nam.
Những ống vải kỹ thuật có đường kính từ 4,6-9,5 m (màu đen) để chắn sóng, nước. Ảnh: Văn Chương. |
Đại diện Ban quản lý dự án 2 (Bộ GTVT) thông tin mỗi ống dài 50 m ghép lại với nhau, được bơm đầy cát bên trong, tạo thành một bờ đê bao vững chắc, chịu được sóng biển. Công nghệ này chủ yếu được sử dụng để làm đê bao lấn biển.
Công nghệ này được đánh giá là hiện đại nhất thế giới và đã được chuyển gia cho đội ngũ cán bộ, công nhân Việt Nam.
Đường hầm duy nhất
Không giống với các cây cầu khác, cầu vượt biển dài nhất Việt Nam có một đường hầm đặc biệt ngay dưới mặt cầu. Đây được coi là chiếc hộp kỹ thuật khổng lồ của công trình thế kỷ này.
Đường hầm bên trong dầm của cây cầu Tân Vũ - Lạch Huyện. Ảnh: Văn Chương. |
Đường hầm rộng khoảng 16 m, dài hơn 5 km. Bên trong đường hầm là hệ thống cáp và được trang bị đèn chiếu sáng. Những đường dây này đảm bảo sự vận hành của cầu vượt biển, đáp ứng cho phương tiện chạy với vận tốc 80km/h trên 4 làn đường.
Theo đại diện Ban quản lý dự án 2, đường hầm này chỉ dành cho bộ phận kỹ thuật làm nhiệm vụ duy tu bảo trì đường cáp bên trong. Hiện chưa có cây cầu nào ở Việt Nam có kết cấu dạng này.
Kỹ thuật làm cầu lần đầu tiên áp dụng
Không chỉ là cây cầu vượt biển dài nhất, Tân Vũ - Lạch Huyện còn được sử dụng một trong những công nghệ hiện đại nhất thế giới ở thời điểm này.
Đứng trên cây cầu vượt biển kỷ lục Việt Nam, ông Toshihiro Kurokawa, Giám đốc dự án chia sẻ: “Nhật Bản là nước có kinh nghiệm trong việc xây cầu vượt biển. Tất cả những công nghệ hiện đại nhất của đất nước tôi đã được đưa sang Việt Nam để thực hiện dự án này”.
Ông Kurokawa cho biết đơn vị thi công đã sử dụng phương pháp đúc sẵn các đốt dầm bê tông cốt thép (SBS). Phương pháp này lần đầu tiên được sử dụng tại Việt Nam và hiện đại bậc nhất thế giới.
Cầu vượt biển nối quận Hải An và huyện đảo Cát Hải. Ảnh: Google Maps. |
http://news.zing.vn/nhung-ky-luc-o-cay-cau-vuot-bien-dai-nhat-viet-nam-post776364.html
Ngày đăng: 11:23 | 02/09/2017
/ Văn Chương - Lê Hiếu - Công Khanh / Zing