Khủng hoảng Venezuela diễn ra giữa một bên là Tổng thống có sự hậu thuẫn của quân đội, tòa án tối cao, Nga và Trung Quốc trong khi phe đối lập nhận được sự ủng hộ từ Mỹ, châu Âu và các nước Mỹ Latin.

nhung dong minh cua hai phe trong khung hoang venezuela

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro (phải) và thủ lĩnh đối lập Juan Guaido. Ảnh: AFP.

Với việc tuyên bố mình là tổng thống lâm thời Venezuela ngày 23/1, thủ lĩnh đối lập Venezuela Juan Guaido đã châm ngòi cuộc đấu giành quyền lãnh đạo với Nicolas Maduro, người nhậm chức tổng thống nhiệm kỳ hai hôm 10/1. Đằng sau hai bên đều có những thế lực ủng hộ cả ở trong và ngoài nước, theo AFP.

Nicolas Maduro dẫn dắt Venezuela kể từ năm 2013. Ông nhận được sự hẫu thuận quan trọng từ giới chỉ huy quân đội, những người nhiều lần khẳng định lòng trung thành với ông. Hôm 24/1, quân đội gọi sự chống đối của phe đối lập là âm mưu đảo chính.

Trong số 32 bộ trưởng của chính phủ, 9 người có xuất thân quân đội và họ kiểm soát các lĩnh vực quan trọng như quốc phòng, nội vụ, nông nghiệp, thực phẩm và cả công ty dầu mỏ nhà nước PDVSA - doanh nghiệp có vị thế trọng yếu vì 96% doanh thu của Venezuela đến từ dầu thô. Quân đội Venezuela cũng kiểm soát một đài truyền hình, một ngân hàng và một nhà máy lắp ráp xe.

Maduro nắm trong tay Hội đồng Lập hiến, thể chế ông lập ra vào năm 2017 để viết lại hiến pháp, có quyền tối cao đối với tất cả các nhánh trong chính phủ - động thái nhằm vô hiệu hóa quốc hội do phe đối lập kiểm soát. Quốc hội đã chỉ trích động thái này là bất hợp pháp.

Tòa án Tối cao Venezuela, với các thành viên trung thành với chính quyền, cũng nhắc lại sự ủng hộ với Maduro. Tòa này năm 2016 từng tìm cách vô hiệu hóa quyền lực của quốc hội và bãi bỏ các quyết định của cơ quan này.

Ông còn nhận được sự ủng hộ từ hai thành viên thường trực của Hội đồng Bảo Liên Hợp Quốc là Trung Quốc và Nga. Bắc Kinh đã ra tuyên bố "phản đối sự can thiệp của các lực lượng bên ngoài vào các vấn đề của Venezuela". Trung Quốc là nước cho Venezuela vay nhiều nhất, với 20 tỷ USD.

Nga là chủ nợ lớn thứ hai và còn hỗ trợ quân đội Venezuela. Tháng 12/2018, họ điều hai oanh tạc cơ và 100 sĩ quan đến Venezuela tham gia tập trận chung. Bộ trưởng Quốc phòng Venezuela Vladimir Padrino tuyên bố "cuộc diễn tập cho thấy chúng tôi sẵn sàng bảo vệ từng centimet lãnh thổ nếu cần".

Sau khi khủng hoảng chính trị nổ ra trong tuần này, Tổng thống Nga Putin đã điện đàm thể hiện sự ủng hộ với Maduro. Điện Kremlin gọi Maduro là tổng thống hợp pháp và cáo buộc Mỹ cố gắng chiếm quyền lực ở Venezuela, cảnh báo Washington chớ can thiệp quân sự.

Các chính quyền cánh tả như Cuba, Bolivia và Uruguay tuyên bố tiếp tục công nhận Maduro. Thổ Nhĩ Kỳ và Iran cũng đứng về phe ông.

Ngoài ra, Hội đồng Bầu cử Quốc gia (CNE) được lãnh đạo bởi Tibisay Lucena, người ủng hộ chính quyền và từng cấm một số đảng đối lập tranh cử. Cùng với Tòa án Tối cao, cơ quan này năm 2016 đã ngăn chặn một cuộc trưng cầu dân ý chống lại Maduro do phe đối lập kêu gọi.

Các đảng đối lập đã tẩy chay một số cuộc bầu cử gần đây, kể cả vào tháng 5/2018, khi Maduro tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai vì cho rằng chúng không công bằng. Liên minh châu Âu, Mỹ và Tổ chức các quốc gia châu Mỹ coi đây là cuộc bầu cử gian lận.

Trong khi đó, Juan Guaido là tên tuổi khá mới trong chính trị Venezuela. Ông nổi lên từ cuối năm ngoái, khi lực lượng an ninh Venezuela bắt khoảng 30 người sau âm mưu ám sát hụt nhằm vào Maduro trong cuộc duyệt binh ở Caracas hôm 4/8/2018. Sau khi được thả, nghị sĩ 35 tuổi này vào tháng một được bầu làm chủ tịch quốc hội.

Sau khi Guaido tự phong là tổng thống, Trump ngay lập tức công nhận tư cách của ông. Một số nước Mỹ Latinh như Brazil, Argentina và Colombia cũng theo chân ông.

EU kêu gọi "một quá trình chính trị dẫn đến các cuộc bầu cử tự do và đáng tin cậy", nhưng không làm rõ rằng họ công nhận tư cách tổng thống của Guaido. Tuy nhiên, ngày 25/1, cả Tây Ban Nha và Đức cho biết họ sẵn sàng công nhận Guaido nếu Maduro không sớm tổ chức bầu cử. Anh mô tả Guaido là "người phù hợp để đưa Venezuela tiến lên".

Trong nước, thế lực đứng sau Guaido là quốc hội do phe đối lập kiểm soát. Kể từ khi nhậm chức chủ tịch quốc hội ngày 5/1, Guaido thúc giục thiết lập "chính phủ chuyển tiếp" và tổ chức bầu cử, đồng thời kêu gọi quân đội dừng ủng hộ chính phủ.

Quốc hội không công nhận Maduro là tổng thống hợp pháp nhưng họ vẫn bất lực do Tòa án Tối cao đứng về phía Maduro. Tháng 6/2017, quốc hội đã thiết lập một Tòa án Tối cao song song nhưng họ không có thực quyền.

Cựu bộ trưởng tư pháp Luisa Ortega, người trốn khỏi Venezuela vào tháng 8/2017 sau khi bị Hội đồng Lập hiến bãi nhiệm cũng bày tỏ "sự ủng hộ và công nhận" đối với Guaido.

Với tương quan này, chưa rõ liệu áp lực bên ngoài có thể gây ảnh hưởng đến việc nắm quyền lực của Maduro hay không. "Maduro vẫn đứng vững qua nhiều năm chống đối chính trị và các cuộc biểu tình giận dữ. Tuyên bố của Guaido có thể chỉ là một cuộc khủng hoảng khác mà ông ấy sẽ vượt qua", cây bút Siobhán O\'Grady của Washington Post viết.

nhung dong minh cua hai phe trong khung hoang venezuela \'Tổng thống tự phong\' Venezuela nói sẽ \'ân xá\' cho Maduro nếu ông từ chức

Juan Guaido khẳng định quyết tâm lật đổ chính quyền Maduro, nhưng hy vọng tìm ra con đường hòa bình để giải quyết vấn đề.

nhung dong minh cua hai phe trong khung hoang venezuela Vai trò định đoạt của đội quân thề bảo vệ Maduro tới cùng

Phản ứng của Vệ binh Quốc gia Venezuela với phong trào ủng hộ thủ lĩnh đối lập có thể định đoạt tương lai chính trị ...

Ngày đăng: 10:58 | 27/01/2019

/