Để có tiền để tăng vốn điều lệ cho VNCB, Phạm Công Danh đã chỉ đạo cấp dưới lập khống hồ sơ vay vốn cũng như “dựng” lên hàng loạt các GĐ “hờ” xuất thân từ…bảo vệ

Cơ quan CSĐT bộ Công an vừa hoàn thiện bản kết luận điều tra bổ sung vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam (VNCB), ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

nhung dieu trai khoay trong vu an pham cong danh va dong pham

Bị cáo Phạm Công Danh

Kết quả điều tra bổ sung thể hiện, ngân hàng TMCP Đại Tín, tiền thân là ngân hàng Nông thôn Rạch Kiến thời điểm giữa năm 2012, ngân hàng này có vốn điều lệ là 3.000 tỷ đồng; trong đó, nhóm Thiên Thanh (do Phạm Công Danh đại diện) sở hữu 84,92% cổ phần nhận chuyển nhượng từ nhóm Phú Mỹ (do bà Hứa Thị Phấn làm đại diện) theo phương án tái cơ cấu ngân hàng này của Ngân hàng Nhà nước, được Thủ tướng Chính phủ đồng ý.

Sau khi được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chấp thuận về nhân sự, Phạm Công Danh đã triệu tập, tổ chức Đại hội cổ đông bất thường ngày 07/02/2013 và chính thức đảm nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT ngân chàng TMCP Đại Tín. Sau đó, Danh đưa người của mình vào tiếp quản và điều hành mọi hoạt động của ngân hàng. Đến 23/5/2013, Đại Tín được đổi thành ngân hàng Xây Dựng (viết tắt là VNCB, sau đây gọi chung là ngân hàng Xây Dựng).

Sau khi nhóm cổ đông mới quản trị, điều hành ngân hàng Xây Dựng, Phạm Công Danh đã chỉ đạo cấp dưới dùng pháp nhân 29 lượt công ty do Danh thành lập hoặc mượn pháp nhân đứng tên hồ sơ vay vốn tại các ngân hàng: Sacombank, TPBank, BIDV; dùng tiền gửi của VNCB tại các ngân hàng này để cầm cố và trả nợ thay gây thiệt hại cho VNCB trên 6.123,7 tỷ đồng. Hành vi của Phạm Công Danh và 23 đồng phạm đã phạm vào tội Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Liên quan đến hành vi cố ý làm trái của Nguyễn Quốc Thịnh; Lê Văn Tuấn, Nguyễn Ngọc Thái, Nguyễn Thị Kim Vân đồng phạm với Phạm Công Danh gây thiệt hại cho VNCB trên 2.550,9 tỷ đồng, hồ sơ vụ án thể hiện:

Do không có tiền để tăng vốn điều lệ nên vào khoảng tháng 9/2013, Phạm Công Danh đã chủ động tìm đến ngân hàng BIDV tại Hà Nội đặt vấn đề về việc VNCB có các khách hàng doanh nghiệp cần vay vốn kinh doanh vật liệu xây dựng (VLXD) nhưng do ngân hàng Xây Dựng đang trong giai đoạn tái cơ cấu, chưa được tăng trưởng tín dụng nên giới thiệu sang BIDV để xem xét cho vay theo đề án gói 4 nhà với mục đích bổ sung nguồn vốn kinh doanh VLXD cho các công ty.

Trường hợp khách hàng do VNCB giới thiệu không có đủ tài sản đảm bảo thì VNCB sẽ hỗ trợ dùng tài sản của mình đề cầm cố, thế chấp, đảm bảo khoản vay theo quy định của BIDV nhưng Phạm Công Danh không cho BIDV biết sẽ sử dụng vốn vay BIDV vào mục đích tăng vốn điều lệ VNCB (từ 3.000 tỷ đồng lên 7.500 tỷ đồng).

Sau khi được lãnh đạo BIDV Hội sở chính đồng ý thống nhất với Danh về việc BIDV xem xét cho các khối khách hàng của VNCB có nhu cầu vay vốn để kinh doanh VLXD theo đề án chuỗi liên kết 4 nhà, Danh về chỉ đạo cấp dưới tiến hành lập khống hồ sơ vay vốn, gồm: Lựa chọn công ty đứng tên trên hồ sơ vay vốn, lựa chọn các công ty cung cấp VLXD đầu vào trong số các công ty do Phạm Công Danh thành lập; lập hồ sơ tài chính 2012 của các công ty vay vốn và tiến hành lập khống các phương án vay vốn, các hợp đồng mua bán VLXD đầu vào – đầu ra… để nộp cho BIDV Hội Sở chính và các chi nhánh sẽ trực tiêp cho vay.

Phạm Công Danh là người quyết định dùng tài sản đảm bảo gồm: 6 lô đất SVĐ Chi Lăng, Đà Nẵng; đất tại số 209 Trường Chinh, phường An Khê, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng và 3.070 tỷ đồng tiền gửi của VNCB tại BIDV để bảo lãnh các khoản vay và được BIDV chấp thuận giải ngân cho vay với tổng số tiền 4.700 tỷ đồng.

Theo chỉ đạo của Phạm Công Danh như trên, Mai Hữu Khương lựa chọn các công ty đứng tên trên hồ sơ vay vốn BIDV trong số các công ty do Phạm Công Danh đã thành lập từ tháng 6/2012 trở về trước và nhờ nhân viên, bảo vệ của Tập đoàn Thiên Thanh hoặc người nhà của họ đứng tên Giám đốc, người đại diện trước pháp luật và trả lương đứng tên Giám đốc công ty cho họ 5 triệu đồng/tháng (sau tăng thành 10 triệu đồng/tháng).

Toàn bộ 12 công ty được lựa chọn đứng tên trên hồ sơ vay vốn BIDV đều không hoạt động kinh doanh VLXD, Giám đốc các công ty đều là nhân viên dưới quyền của Phạm Công Danh, Phạm Công Trung (em trai Phạm Công Danh) hoặc là người nhà của họ. Các cá nhân đứng tên Giám đốc các công ty đều không có năng lực, kinh nghiệm về kinh doanh, không được quản lý con dấu và giấy tờ pháp lý gì của công ty, cũng như không được quyết định bất kỳ hoạt động gì của công ty.

nhung dieu trai khoay trong vu an pham cong danh va dong pham Phạm Công Danh \'dẫn lối\' đưa Trầm Bê đến trại giam

Trong lúc cần 1.700 tỷ đồng để trả khoản vay của ngân hàng BIDV, Phạm Công Danh đã đến gõ cửa Trầm Bê (nguyên Phó ...

nhung dieu trai khoay trong vu an pham cong danh va dong pham Xét xử Hà Văn Thắm: Vì sao Phạm Công Danh trở thành bị cáo?

Thay vì được triệu tập đến tòa với tư cách là người liên quan trong vụ án Hà Văn Thắm xử trước đó, phiên tòa ...

nhung dieu trai khoay trong vu an pham cong danh va dong pham Bí ẩn Trương Mỹ Lan, Đặng Hoàng Yến bất ngờ tái xuất

Lại một lần nữa thông tin liên quan tới ông Trần Bắc Hà khiến thị trường tài chính đỏ rực. Hàng loạt đại gia ngành ...

http://www.nguoiduatin.vn/nhung-dieu-trai-khoay-trong-vu-an-pham-cong-danh-va-dong-pham-a342596.html

Ngày đăng: 16:00 | 15/10/2017

/ Tư Viễn/Người đưa tin