Với người Việt, rằm tháng Giêng - Tết Nguyên Tiêu là ngày vô cùng thiêng liêng dịp đầu năm mới. Người xưa vẫn có câu: “Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng”.
Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng của người Việt . Ảnh minh họa: T.L
Tết Nguyên Tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới. Cứ đến ngày 14 hoặc 15 tháng Giêng hằng năm, các gia đình người Việt lại làm mâm cỗ mặn thịnh soạn để cúng gia tiên và mâm cỗ chay cúng Phật.
Ở một số nước Châu Á, rằm tháng Giêng còn được coi là ngày đức Phật giáng lâm tại các chùa. Với một số nhà tâm linh, ngày này còn là ngày vía thiên quan nên các đền chùa làm lễ cầu an. Do đó, từ sau Tết Nguyên đán, ngày 14 hoặc chính rằm, người dân đã tấp nập đến chùa lễ Phật, cầu bình an, khoẻ mạnh, hạnh phúc… cho cả năm.
Dưới đây là một số gợi ý về những việc nên làm trong ngày rằm tháng Giêng:
Dọn dẹp ban thờ
Vào ngày rằm tháng Giêng, các gia đình nên lau dọn bàn thờ. Khi làm việc này lưu ý không xê dịch bát hương, trước khi lau dọn nên thắp 1 nén hương khấn xin Thần linh Thổ địa, tổ tiên về việc sẽ lau dọn ban thờ để chuẩn bị lễ cúng Rằm tháng Giêng.
Mua sắm đồ cúng lễ
Nên mua hoa tươi để dâng ban thờ, tuyệt đối không dùng hoa quả giả, hoa để dâng ban thờ thường là hoa cúc vàng, cúc vạn thọ, huệ trắng.
Ngày rằm tháng Giêng các gia đình sắm 2 lễ: Lễ cúng Phật và lễ cúng gia tiên. Lễ cúng Phật là mâm lễ chay tinh khiết gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả tươi. Lễ cúng gia tiên có hương hoa, đèn nến, trầu cau, rượu và mâm cỗ mặn gồm nhiều món như thịt gà luộc, đĩa giò, đĩa xào, bát canh.
Phải sử dụng đồ mới để cúng
Các đồ dùng để đựng các lễ cúng mặn như bát, đĩa, đũa, thìa... cần phải sử dụng những đồ mới, hoặc đồ riêng biệt. Không nên dùng những đồ đã dùng chung, sẵn với các việc khác trong gia đình. Bởi, đồ thờ cúng cần phải sạch sẽ, không uế tạp.
Lưu ý khi thắp hương
Khi thắp hương, người ta thường thắp theo số lẻ, bởi số lẻ tượng trưng cho phần âm. Do đó, có thể thắp 1, 3, 5, 7 hoặc 9 nén hương trên mỗi bát hương.
Chú ý khi thắp hương cần phải ăn mặc chỉnh tề, không mặc quần đùi, áo cộc hay ăn mặc luộm thuộm...
Khi khấn cần phải liền mạch, thành tâm cúng bái nhằm thể hiện sự tôn trọng với các vị phật, thần linh và tổ tiên.
Không nên đốt quá nhiều vàng mã
Nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh cho rằng từ một ngày lễ có nguồn gốc từ Trung Hoa, rằm tháng Giêng đã trở thành một ngày Tết mang bản sắc rất riêng của người Việt, thấm nhuần Phật pháp.
Trọng tâm của hội rằm tháng Giêng tại các chùa là lễ cầu quốc thái dân an, cầu nguyện an lành, khỏe mạnh, no đủ, thịnh vượng. Người dân có thể tham dự những lễ cầu an này. Tuy nhiên đạo Phật không dạy phải đốt vàng mã cho người đã mất, cũng không cổ súy việc đốt vàng mã, vừa phí phạm lại ô nhiễm môi trường. Vậy nên người dân đi lễ nên bằng tấm lòng kính, chứ không phải cố sắm mâm cao cỗ đầy, hoặc đốt quá nhiều vàng mã gây lãng phí.
Bài cúng rằm tháng 7 tại gia chuẩn nhất nhà nào cũng dùng
Bài cúng rằm tháng 7 sẽ được thực hiện ngay sau khi chuẩn bị xong mâm cúng gia tiên. |
Ngày đăng: 08:33 | 01/03/2018
/ https://laodong.vn