Chế độ ăn uống và bệnh tật của tài xế có thể ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của máy đo nồng độ cồn.
Ngày 17/4, một nam tài xế tại tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) thổi vào máy đo nồng độ cồn sau khi ăn nhiều sầu riêng và cho kết quả vượt nồng độ cho phép. Người này sau đó đã được minh oan bằng xét nghiệm máu.
Trường hợp hy hữu trên cho thấy máy thổi đo nồng độ cồn cầm tay còn có những hạn chế. Nếu không được dùng đúng cách, một số loại máy không phân biệt được lượng cồn trong máu là do đồ ăn hay do uống rượu gây ra, dẫn tới việc lái xe có thể gặp rắc rối không đáng có. Để hạn chế tình huống ấy, người lái xe cần chú ý một số điều dưới đây để không bị cảnh sát phạt oan.
Chế độ ăn: Với chế độ ăn giàu chất béo, ít carbohydrate (như chế độ ăn ketogenic chuyên dùng để giảm cân), cơ thể sẽ trải qua quá trình đốt mỡ để lấy năng lượng và tạo ra sản phẩm phụ là axetone. Axetone sau đó thoát ra ngoài qua đường hô hấp dưới dạng ancol isopropylic, có cấu trúc khá tương tự với etanol, vốn là chất dùng để điều chế đồ uống có cồn. Một số loại máy đo nồng độ cồn không đủ khả năng phân biệt ancol isopropylic và etanol, dẫn tới kết quả đo sai.
Đồ uống không đường: Một nghiên cứu chỉ ra rằng trong hai loại đồ uống: rượu vodka pha với soda và vodka pha với soda không đường. Người uống vodka với soda không đường cho kết quả nồng độ cồn cao hơn 18% so với vodka với soda thông thường. Nguyên nhân: Đường giúp làm chậm sự hấp thu của cồn vào trong máu.
Những loại thức ăn chứa hoặc sản sinh ancol: Bánh mì và đồ ngọt dùng men nở có thể để lại lượng nhỏ ancol tồn dư trong miệng và có thể bị máy đo nồng độ cồn coi là rượu. Một số máy đo nồng độ cồn không thể phân biệt giữa hơi cồn trong miệng và hơi cồn từ sâu trong phổi nên có thể cho kết quả sai.
Lái xe tốt nhất nên chờ 15 phút sau khi ăn, súc miệng sạch bằng nước trước khi thổi vào máy đo để cho kết quả chính xác nhất.
Bánh mì chữ thập là loại bánh dùng men nở trong quá trình chế biến.
Một số loại thực phẩm khác như sầu riêng, vải thiều, quả hồ đào, hạt mắc ca... cũng có thể cho kết quả nồng độ cồn cao khi đo.
Những sản phẩm vệ sinh cá nhân như bình xịt thơm miệng, nước súc miệng... có thể làm sai lệch kết quả đo nồng độ cồn vì sản phẩm này thường dùng cồn làm chất phụ gia. Các sản phẩm có mùi hương dùng quanh vùng miệng như nước hoa sau khi cạo râu hoặc mỹ phẩm cũng có khả năng tương tự.
Ngoài ra, người bị trào ngược dạ dày, tiểu đường, hạ đường huyết thường có lượng axetone cao trong hơi thở, làm máy đọc nhầm lẫn với ethanol.
Quốc Đạt (Theo Men’s Health, Smithsonian Mag, Benjamin Law)
Vụ tài xế tông 2 người tử vong ở hầm Kim Liên: Phạt nặng để răn đe
Sự việc tài xế Mercedes tông 2 người tử vong tại hầm Kim Liên (Hà Nội) tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo về ... |
Sẽ tăng mức xử phạt đối với tài xế uống rượu bia
Bộ Giao thông Vận tải dã giao các đơn vị xử lý nghiêm các cán bộ, công chức, người lao động vi phạm nồng độ ... |
Tài xế tử vong trong cabin bẹp rúm
Lực lượng cứu hộ mất hơn nửa giờ cắt khung xe đưa thi thể tài xế ra ngoài, sau vụ chạm với ôtô tải ở ... |
Ngày đăng: 17:03 | 05/05/2019
/ https://vnexpress.net