Bé trai 11 tuổi, học lớp 4 bị nước cuốn trôi xuống cống mất tích từ chiều 27.9.  Cháu đi học về cùng các bạn, gặp mưa lớn, đường ngập nặng, rơi dép, cháu với theo vớt dép thì bị nước cuốn. Các bạn đi cùng gọi người cứu nhưng không thể kịp.

nhung cai chet cung chung kich ban Người dân "chết đuối" trên đường nhựa, lỗi tại "ông trời" ?
nhung cai chet cung chung kich ban Nghệ An: Phát hiện bé trai sơ sinh bị bỏ rơi trong bão
nhung cai chet cung chung kich ban
Em Nguyễn Tấn Trường, học lớp 4, đã ra đi vì nước ngập, vì một miệng cống tử thần. Ảnh: Dân trí

Bé trai 11 tuổi, học lớp 4 bị nước cuốn trôi xuống cống mất tích từ chiều 27.9. Cháu đi học về cùng các bạn, gặp mưa lớn, đường ngập nặng, rơi dép, cháu với theo vớt dép thì bị nước cuốn. Các bạn đi cùng gọi người cứu nhưng không thể kịp.

Cháu là Nguyễn Tấn Trường, học lớp 4, đã ra đi vì nước ngập, vì một miệng cống tử thần.

Bà con cả vùng thương cháu quá, thức suốt đêm để tìm cháu, ai cũng rơi nước mắt trước cái chết oan ức tức tưởi của cháu. Nhiều người không quan hệ họ hàng, nhưng bỏ công bỏ việc lao đi tìm, nói với báo chí rằng nghĩ về cháu là "đau nhói trong lòng".

Chỉ cách đây chưa tròn tuần, một nữ sinh lớp 11 ở Bình Phước, trên đường đi học về, gặp mưa lớn, đường ngập nước, và cũng bị nước cuốn trôi xuống cống. Cả cộng đồng chia buồn với gia đình cháu, và lên án những người xây dựng công trình nhưng không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người đi đường. Những lời kêu gọi truy cứu trách nhiệm đối với chủ công trình chưa thấy có câu trả lời, thì lại thêm một cái chết khác, cùng chung một “kịch bản”.

Cái chết nào cũng đem lại sự đau đớn, nhưng chết như hai đứa trẻ này là tột cùng của sự đau đớn, thêm và đó là sự căm giận, phẫn nộ.

Ông trời làm mưa nhưng để cho đường ngập là do con người. Xây dựng hạ tầng giao thông mà cứ mưa là ngập, ông trời nào đi chịu trách nhiệm cho những cho hệ thống thoát nước kém chất lượng do con người làm nên. Ông trời làm mưa nhưng con người xây cống, để cho những chiếc cống đó há những chiếc miệng tử thần là do con người, đừng đổ cho ông trời.

Nhiều cái chết cùng chung “kịch bản”, đó là trời mưa, nước ngập và miệng cống. Trời vẫn mưa và đường vẫn tiếp tục ngập, và sẽ còn những con người chết vì trôi xuống cống.

Điều làm cho mỗi người trong chúng ta sợ hãi là ở chỗ, không ai chịu trách nhiệm về những cái chết này. Chính quyền địa phương ư! Đơn vị xây dựng ư! Không ai lên tiếng, như họ đã từng im lặng trước nhiều cái chết tương tự.

Thật “xa hoa” khi mơ ước, có một quan chức địa phương đứng ra chịu trách nhiệm, cúi đầu xin lỗi gia đình đứa bé và xin từ chức, thì đất nước may ra mới khác. Khi đó, sẽ bớt đi những công trình hạ tầng xây dựng gian dối, sẽ không còn những miệng cống như chiếc bẫy giết người, sẽ không còn những con đường ngập nước triền miên.

Không có ai đủ dũng khí và lòng tự trọng để từ chức, và cũng không ai bị cách chức. Cho nên, vẫn còn đó kịch bản chết người như đã xảy ra.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/nhung-cai-chet-cung-chung-kich-ban-567243.ldo

Ngày đăng: 14:39 | 29/09/2017

/ Lê Thanh Phong/Báo Lao động