Từ clip cô giáo hướng dẫn phụ huynh cách đánh vần tiếng Việt, hay clip học sinh đọc thơ theo “ô vuông, tròn, tam giác”…, suốt một tháng qua đã nổ ra tranh cãi quanh cuốn sách “Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục” của GS Hồ Ngọc Đại. Cùng Lao Động nhìn lại toàn cảnh cuộc tranh luận này.

Người chê thậm tệ, người khen hết lời

Cuối tháng 8.2018, một phụ huynh ở Phú Quốc đã đăng lên mạng xã hội clip quay cảnh cô giáo dạy trẻ em “cách đánh vần lạ”. Cùng lúc đó, cộng đồng mạng cũng chia sẻ rầm rộ clip cô giáo hướng dẫn phụ huynh đọc các chữ cái “C, k, q” là “cờ”.

Sau khi lan truyền, hai clip trên đã gây ra cuộc tranh cãi gay gắt, thậm chí bị “nhiễu” thông tin. Có người hiểu cách đọc này là “phát minh” của PGS – TS Bùi Hiền – người từng gây tranh cãi với đề xuất cải tiến chữ viết tiếng Việt, người lại nói nằm trong sách giáo khoa mới… Những thông tin trái chiều từ mạng xã hội đã gây tâm lý hoang mang cho không ít phụ huynh.

nhin lai toan canh tranh cai quanh cong nghe giao duc doc tho theo o vuong tron

Khi cuộc tranh luận về cách “đánh vần lạ” có phần lắng dịu, thì đầu tháng 9, trên mạng xã hội tiếp tục xuất hiện một số clip về việc học sinh lớp 1 đọc thơ theo “ô vuông, tròn, tam giác. Sau khi biết nguồn gốc cách học này thuộc sách "Tiếng Việt 1- Công nghệ giáo dục" đã xuất hiện một làn sóng kêu gọi “tẩy chay” sách và chỉ trích cá nhân GS Hồ Ngọc Đại.

Đặc biệt, có không ít người dùng những lời lẽ nặng nề với một nhà khoa học đã trên 80 tuổi và một cuốn sách đã tồn tại 40 năm như thể nó vừa ra đời.

Có người khi biết con học sách “Công nghệ giáo dục” liền xé sách, kéo đến trường để phản đối việc đưa cách đánh vần lạ, đọc thơ theo ô vuông tròn vào trường học. Có người cho rằng sách của GS Hồ Ngọc Đại dạy học sinh những “mánh khóe”, tiểu xảo…

Clip GS Hồ Ngọc Đại nói về "Công nghệ giáo dục. Clip: Văn Phú

Trước làn sóng chỉ trích “Công nghệ giáo dục” và cá nhân GS Hồ Ngọc Đại, rất nhiều người là học sinh Trường Thực nghiệm – ngôi trường được GS Hồ Ngọc Đại thành lập để đưa công trình tâm huyết của mình vào thử nghiệm – đã lên tiếng bảo vệ người thầy mà mình kính trọng.

Lúc này trên truyền thông hình thành hai luồng thông tin, người chê “Công nghệ giáo dục” thậm tệ, người khen hết lời.

Nên rạch ròi sách và tư tưởng về giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại

Cuộc tranh cãi về “Công nghệ giáo dục” cũng thu hút sự quan tâm của đội ngũ trí thức, những nhà giáo dục, chuyên gia ngôn ngữ.

PGS-TS Bùi Thị An - Đại biểu Quốc hội khóa XIII - cho rằng, việc chưa hiểu gì về cuốn sách đã vội vàng phán xét, chạy theo hội chứng đám đông để mạt sát những nhà khoa học nghiêm túc… là hành vi phản giáo dục

PGS-TS Bùi Mạnh Hùng - điều phối viên chính Ban Phát triển Chương trình Giáo dục phổ thông mới cho rằng việc trao đổi học thuật và phản biện khoa học là con đường phát triển khoa học và giáo dục. Lĩnh vực giáo dục nói riêng và xã hội nói chung chỉ phát triển khi sự khác biệt được tôn trọng. Việc dùng những lời lẽ miệt thị khi tranh luận dù đến từ phía nào, đều không nên được cổ vũ.

GS-TS Nguyễn Văn Hiệp – Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam - cho rằng, dư luận nên rạch ròi giữa tài liệu “Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục” của GS Hồ Ngọc Đại với những quan điểm của ông về giáo dục, cũng như danh tiếng của Trường Thực nghiệm. Trường Thực nghiệm tốt không có nghĩa là phương pháp đánh vần của GS Hồ Ngọc Đại tốt.

Clip học sinh Trường Thực nghiệm nói về "Công nghệ giáo dục". Clip Văn Phú.

Một số nhà giáo dục khác cho rằng có thể sách của GS Hồ Ngọc Đại có "sạn", nhưng quan điểm của GS Hồ Ngọc Đại về giáo dục vô cùng tiến bộ. Những tư tưởng ông đưa ra từ mấy chục năm trước, như lấy học sinh làm trung tâm, tôn trọng học sinh, “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, “đi học là hạnh phúc”… đến giờ vẫn còn giá trị.

Manh nha “cuộc chiến thị phần” sách giáo khoa mới?

Quanh câu chuyện tranh cãi về sách “Tiếng Việt 1-Công nghệ giáo dục”, nhiều người đặt vấn đề có hay không lợi ích nhóm, khi không bỗng dưng lại nổ ra cuộc tranh luận gay gắt như vậy về một tài liệu đã ra đời được 40 năm.

GS Hồ Ngọc Đại cho rằng có lợi ích nhóm đằng sau chuyện sách của mình bị “đánh hội đồng”. Ông cho rằng

sách “Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục” của ông hiện đang có 800.000 học sinh trong cả nước sử dụng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của những nhóm làm sách khác.

nhin lai toan canh tranh cai quanh cong nghe giao duc doc tho theo o vuong tron
GS Nguyễn Minh Thuyết

Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông - cho rằng ở cả hai phía phê bình và ủng hộ cuốn sách “Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục” của GS Hồ Ngọc Đại đã có những suy diễn chủ quan, đẩy vấn đề đi quá xa. Điển hình là việc cho rằng phía sau những tranh luận về cuốn sách là có "lợi ích nhóm", nhằm "ngăn cản sách đến với nhà trường".

Quan điểm của Bộ GDĐT về “Công nghệ giáo dục”

Trước những xôn xao, ý kiến khác nhau về hiệu quả của tài liệu “Tiếng Việt 1 – Công nghệ Giáo dục (TV1-CNGD), Bộ GDĐT đã chia sẻ quan điểm.

Ông Nguyễn Hữu Độ - Thứ trưởng Bộ GDĐT cho biết, căn cứ kết quả nghiên cứu và áp dụng thí điểm trong dạy học môn Tiếng Việt ở lớp 1 tại trường Thực nghiệm và một số cơ sở giáo dục, Bộ GDĐT đồng ý cho các địa phương có nhu cầu được áp dụng vào việc dạy học Tiếng Việt lớp 1, nhất là ở những vùng khó khăn từ năm học 2008-2009 đến năm học 2016-2017 trên tinh thần tự nguyện.

Bộ khẳng định tài liệu TV1-CNGD là một trong những phương án để các địa phương lựa chọn nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 trong Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, nhất là với học sinh vùng khó, vùng dân tộc thiểu số.

Khi Chương trình giáo dục phổ thông mới được ban hành, với chủ trương “một chương trình nhiều sách giáo khoa”, tất cả các tài liệu dạy học được đưa vào nhà trường với tư cách là sách giáo khoa đều phải được Hội đồng quốc gia thẩm định, trong đó có “Công nghệ giáo dục” của GS Hồ Ngọc Đại.

nhin lai toan canh tranh cai quanh cong nghe giao duc doc tho theo o vuong tron Sách Công nghệ giáo dục: Câu hỏi thẳng gửi giáo sư Hồ Ngọc Đại

“Tôi hoàn toàn ủng hộ cách dạy tiếng Việt một cách khoa học, đi vào bản chất, dạy ngữ âm trước, dạy ngữ nghĩa, ghép ...

nhin lai toan canh tranh cai quanh cong nghe giao duc doc tho theo o vuong tron Chuyên gia ngữ âm phân tích bất hợp lý của Tiếng Việt Công nghệ giáo dục

Việc dạy đánh vần đi từ khái niệm trừu tượng của ngữ âm học theo GS Nguyễn Văn Lợi là không phù hợp với năng ...

nhin lai toan canh tranh cai quanh cong nghe giao duc doc tho theo o vuong tron TP HCM dừng chương trình Công nghệ giáo dục từ 18 năm trước

Chương trình từng được triển khai trên tinh thần tự nguyện ở nhiều trường, đến năm 2000 thành phố chấm dứt thực hiện.

nhin lai toan canh tranh cai quanh cong nghe giao duc doc tho theo o vuong tron Cựu học sinh trường Thực Nghiệm nói gì về sách Công nghệ giáo dục?

Vừa qua, trên mạng xã hội, nhiều người đã lên tiếng phản đối sách Công nghệ giáo dục. Đỉnh điểm là sau khi một clip ...

Ngày đăng: 09:21 | 16/09/2018

/ https://laodong.vn