Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Lai Châu liên tục xảy ra mưa lớn kéo dài, dẫn đến sạt lở gây thiệt hại về người, tài sản của người dân và nhà nước. Các cơ quan chức năng vẫn đang tiếp tục cảnh báo, thống kê tình hình thiệt hại và công tác chỉ đạo công tác ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai gây ra.

nhieu tuyen duong sat lo nha cua bi lu cuon troi

Nhiều điểm trên tuyến Quốc lộ 32 bị ách tắc do sạt lở. Ảnh: PV

Chôn chân nhìn tài sản bị nước lũ cuốn đi

Theo ghi nhận của phóng viên Lao Động ngày 14.7, do mưa lớn liên tục nhiều ngày khiến taluy dương đoạn km391+170 thuộc địa phận bản Phúc Khoa (xã Phúc Khoa, huyện Tân Uyên) sạt lở tại một số điểm khiến cây xanh, đất tràn lấp toàn bộ mặt đường Quốc lộ 32. Do đất kèm cây xanh tràn ra lòng đường, các phương tiện xe cơ giới không thể lưu thông. Rất may, thời điểm 3 lần sạt lở trong những ngày qua không gây thiệt hại về người và tài sản. Tuy nhiên, một số hộ dân sống gần khu vực xảy ra sạt lở đã phải di dời đến nhà người thân ở tạm.

Tại hiện trường, các lực lượng chức năng vẫn đang huy động tối đa người và phương tiện như máy xúc, xe tải để di chuyển khối lượng đất đá bị sạt lở sang vị trí khác.

Là hộ dân bị ảnh hưởng trực tiếp trong trận mưa lớn, ông Nguyễn Tiến Dũng (43 tuổi, bản Phúc Khoa) cho biết, trận mưa lớn đã gây sạt lở một lượng lớn đất đá xuống mặt đường 32 và tràn vào nhà khiến gia đình ông phải sơ tán sang nhà hàng xóm ở tạm. Ngoài ra, lượng đất đá từ trên đồi đã tràn xuống nhà và vùi lấp chiếc xe máy của gia đình.

Tương tự, bà Lê Thị Mão (86 tuổi, bản Phúc Khoa) cho biết, khi bắt đầu có mưa, gia đình bà và một số hộ xung quanh đã phải di chuyển tài sản, sơ tán khỏi khu vực nguy hiểm. Trận mưa lớn đã làm khoảng 300m2 đồi chè của gia đình bà Mão bị mất trắng. Gia đình bà chỉ kịp sơ tán đàn gia súc sang gửi nhờ người thân. Ngoài ra, cháu gái bà Mão cũng phải chuyển địa điểm tổ chức đám cưới ngày 17.7 sang nhà người thân vì đến thời điểm này lượng đất đá tràn vào nhà và khu vực cổng vẫn chưa được di dời toàn bộ và dọn sạch.

Tại xã Pắc Ta đã có 2 hộ bị lũ cuốn trôi toàn bộ nhà cửa và ruộng vườn. Cụ thể, gia đình chị Lò Thị Phiếu (36 tuổi, bản Pắc Ta, xã Pắc Ta) do nằm gần dòng suối nên toàn bộ nhà sàn, 3 sào ruộng trồng ngô, 500m2 ao cùng nhiều tài sản có giá trị khác đã bị nước lũ cuốn đi. Hiện tại khu vực nhà chị ở trước đây chỉ còn là một khoảng đất sâu với dòng nước siết vẫn đang chảy qua.

“Cứ nghĩ mùa mưa năm nay cũng như mọi năm, gia đình tôi cũng không kịp sơ tài di dời tài sản. Đến 5h sáng 12.7 mưa to như đổ nước và suối chảy siết nên vợ chồng đã hô hoán nhau bỏ nhà để thoát thân. Lúc đó trong nhà còn 2 cháu, cháu lớn học lớp 8 đang bị gãy chân nên phải tri hô hàng xóm sang ứng cứu, lúc đó chỉ chôn chân nhìn tài sản trôi theo dòng nước. Từ hôm đó đến nay cả gia đình tôi phải đi ở nhờ nhà người thân chứ nhà cửa, của cải đều đã mất trắng. Gần nhà tôi thì còn có gia đình anh Lò Văn Xiến (27 tuổi) và vợ là Lò Thị Ngoan (27 tuổi) cũng bị cuốn trôi hết nhà cửa, phải đi ở nhờ nhà bố mẹ đẻ” - chị Phiếu cho hay.

Nâng mức cảnh báo, di dời người dân khỏi vùng nguy hiểm

Trao đổi với Lao Động, ông Lò Văn Lục - Chủ tịch UBND xã Phúc Khoa cho biết, trên địa bàn bắt đầu xuất hiện mưa từ ngày 9.7. Sau 3 ngày có mưa to liên tục, trên tuyến Quốc lộ 32 đoạn chạy qua địa bàn có 4 điểm sạt lở với khối lượng đất lên tới 10.000m3; trong đó có 9 hộ dân bị ảnh hưởng trực tiếp. Kể từ thời điểm đó, các đơn vị chức năng của xã đã trực 24/24 trên địa bàn, xác định rõ khu vực có nguy cơ sạt lở và khẩn trương phối hợp với các lực lượng, đơn vị chuyên môn di dời toàn bộ số hộ dân trong vùng nguy hiểm cùng tài sản đến nơi an toàn; điều tiết giao thông.

Đáng chú ý, ông Lục cho biết ngày 13.7 tại cùng một vị trí xảy ra sạt lở taluy dương lần thứ 3 trên Quốc lộ 32 có 2 máy xúc của Công ty Cổ phần quản lý và xây dựng cầu đường 3 (Sở Giao thông - Vận tải) bị mắc kẹt giữa đống đất lớn và quán, cổng của các hộ dân ven đường. Mặc dù bất ngờ sạt lở nhưng rất may một cán bộ kỹ thuật và 2 lái máy xúc kịp thời di chuyển nên không bị thương.

“Sau hơn 3 giờ khắc phục, đến hơn 19h ngày 13.7, đoạn đường đã cơ bản thông tuyến. Những ngày tới, xã tiếp tục tăng cường phối hợp, chỉ đạo công tác phòng, chống lụt bão theo phương châm “4 tại chỗ” và thường trực, liên tục cập nhật thông tin từ cơ sở để ứng phó, triển khai khắc phục” - ông Lục cho hay.

Ông Bùi Huy Phương - Chủ tịch UBND huyện Tân Uyên thông tin, trận mưa lớn kéo dài xảy ra trên địa bàn huyện tính đến thời điểm 9h30 ngày 13.7, thiệt hại về nhà ở, tài sản, hoa màu ở hầu hết các xã, thị trấn lên tới 9.350 triệu đồng. Trong đó, 23 hộ dân bị thiệt hại, ảnh hưởng, phải di chuyển nhà ở; 45,945ha lúa, hoa màu bị cuốn trôi, vùi lấp, ngập úng; 14 tuyến đường sạt lở, 7 công trình thủy lợi, 1 kè chắn cá hồ bản Nậm Khăn (xã Tà Mít) hư hỏng, sập.

Ngay khi xảy ra thiên tai, Ủy ban MTTQ Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ huyện, UBND xã Pắc Ta hỗ trợ 2 hộ có nhà bị lũ cuốn trôi với số tiền 21 triệu đồng và 50kg gạo/hộ. Trong những ngày tiếp theo, UBND huyện Tân Uyên sẽ tổ chức kiểm tra, rà soát nhanh các điểm có nguy cơ sạt lở, đặc biệt chú ý tại chân taluy đồi có địa chất yếu, chủ động huy động lực lượng, sẵn sàng tổ chức di dời khẩn cấp các hộ dân ra khỏi các khu vực nguy hiểm; có phương án sơ tán nhân dân đến ở nhà người thân hoặc đến nơi an toàn.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Lai Châu, đợt mưa lũ từ ngày 10-12.7 đã gây thiệt hại trên 4,8 tỉ đồng, cụ thể có 2 hộ bị lũ cuốn trôi (xã Pắc Ta, Tân Uyên), 1 hộ bị sập hoàn toàn (xã Nà Tăm, Tam Đường), 3 hộ phải di chuyển khẩn cấp (TT Tân Uyên), 25 hộ tại phường Tân Phong (TP.Lai Châu) bị ngập úng cục bộ. Bên cạnh đó, nhiều diện tích trồng lùa và chè của người dân cũng bị thiệt hại; một số tuyến đường tỉnh, quốc lộ… cũng bị sạt lở gây ách tắc giao thông.

Trước đó, trong trận mưa lớn xảy ra rạng sáng 3.7 đã khiến anh S.A.D (sinh năm 1987, ở bản Sang Sàng, xã Mù Sang, huyện Phong Thổ) bị nước chảy siết cuốn trôi, tử vong; chị Lò Thị Châu (sinh năm 1966, bản Lở Thàng 1, xã Thèn Sin, huyện Tam Đường) bị thương.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Lai Châu, đợt mưa lũ từ ngày 10-12.7 đã gây thiệt hại trên 4,8 tỉ đồng, cụ thể có 2 hộ bị lũ cuốn trôi (xã Pắc Ta, Tân Uyên), 1 hộ bị sập hoàn toàn (xã Nà Tăm, Tam Đường), 3 hộ phải di chuyển khẩn cấp (TT Tân Uyên), 25 hộ tại phường Tân Phong (TP.Lai Châu) bị ngập úng cục bộ. Bên cạnh đó, nhiều diện tích trồng lùa và chè của người dân cũng bị thiệt hại; một số tuyến đường tỉnh, quốc lộ… cũng bị sạt lở gây ách tắc giao thông.

Trước đó, trong trận mưa lớn xảy ra rạng sáng 3.7 đã khiến anh S.A.D (sinh năm 1987, ở bản Sang Sàng, xã Mù Sang, huyện Phong Thổ) bị nước chảy siết cuốn trôi, tử vong; chị Lò Thị Châu (sinh năm 1966, bản Lở Thàng 1, xã Thèn Sin, huyện Tam Đường) bị thương.

Nhóm PV

nhieu tuyen duong sat lo nha cua bi lu cuon troi Mưa lớn ở Lai Châu khiến nhiều tuyến đường sạt lở, 31 hộ bị dân ảnh hưởng

Trận mưa lớn từ ngày 10 đến 13.7 gây sạt lở trên nhiều tuyến quốc lộ, tỉnh lộ qua Lai Châu, khiến giao thông ách ...

nhieu tuyen duong sat lo nha cua bi lu cuon troi Tiếp tục sạt lở quốc lộ 32, chia cắt Lai Châu với Yên Bái và Sơn La

Đất, đá sạt lở đã vùi lấp hoàn toàn mặt đường, khiến giao thông bị ách tắc. Rất may khi xảy ra sạt lở không ...

nhieu tuyen duong sat lo nha cua bi lu cuon troi Mưa lũ tiếp tục gây thiệt hại nặng cho Lai Châu

Tại các tuyến đường tỉnh 128, 129, 136 xuất hiện thêm nhiều điểm sạt lở, khối lượng hàng nghìn mét khối.

Ngày đăng: 14:31 | 15/07/2020

/ laodong.vn