Malaysia và Philippines đã và đang chuyển trả những container chứa phế thải và rác không thể tái chế về cho Tây Ban Nha, Hàn Quốc và Canada. Người dân Indonesia biểu tình trước Lãnh sự quán Australia đòi nước này mang rác thải về.

nhieu nuoc asean tra rac con ta loay hoay om rac
Ảnh minh họa. Nguồn: An ninh thủ đô.

Malaysia và Philippines đã và đang chuyển trả những container chứa phế thải và rác không thể tái chế về cho Tây Ban Nha, Hàn Quốc và Canada. Người dân Indonesia biểu tình trước Lãnh sự quán Australia đòi nước này mang rác thải về.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte thẳng tay khi tuyên bố nếu Canada không nhận lại thì sẽ để rác như vậy trong lãnh hải hoặc tại vùng biển cách đường cơ sở của bờ biển nước này 12 hải lý.

Bộ trưởng Năng lượng, Công nghệ, Khoa học, Biến đổi khí hậu và Môi trường Malaysia Yeo Bee Yin lên tiếng: “Chúng tôi kêu gọi các quốc gia phát triển ngừng chuyển rác tới đất nước của chúng tôi”, hôm nay tuyên bố, nói thêm rằng đây là hành động “bất công và thiếu văn minh”.

Bộ trưởng Yeo thông báo rằng, 450 tấn rác thải nhựa chứa trong 10 container sẽ được vận chuyển trở lại Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Canada, Australia, Bangladesh và Arab Saudi.

Các nước này đã lo sợ bị chôn trong rác thải nên bừng tỉnh. Còn VN thì sao?

Tại hội thảo quốc tế tham vấn xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương sáng 10.12.2018, đại diện Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc công bố, mỗi năm VN xả ra đại dương 0,28 đến 0,73 triệu tấn rác thải nhựa (chiếm 6% toàn thế giới), đứng thứ 4 thế giới.

Cùng với rác xả ra, năm 2018, VN nhập 9,2 triệu tấn phế liệu. Tính đến tháng 4.2019, có 23.453 container phế liệu đang lưu giữ tại các cảng biển, trong đó 9.825 container lưu trữ trên 90 ngày, chưa làm thủ tục hải quan. Ngoài những lô hàng nhập nhựa phế liệu phục vụ cho mục đích tái chế, làm nguyên liệu sản xuất, có những doanh nghiệp nhập nhiều lô hàng là rác phế liệu không đúng quy chuẩn, nhiều hãng tàu để rác phế liệu không chở ra khỏi VN.

Đã đến lúc phải thẳng tay như các nước. Ngoài những lô hàng đúng tiêu chuẩn thì cho nhập khẩu theo hợp đồng để doanh nghiệp có nguyên liệu sản xuất, còn rác thải và độc hại là xử phạt, có căn cứ vi phạm pháp luật là khởi tố.

Các lô hàng phế liệu của các hãng tàu nước ngoài là bắt đến nhận, nếu không cứ chở sang biển nước họ mà đổ như Philippines.

Thẳng tay nữa là như Trung Quốc, cấm nhập hoàn toàn phế liệu vào nước họ. Thà như vậy cho nó rõ ràng chính sách, không nhập nhằng gây ra hậu quả tồn phế liệu như hiện nay.

Cấm nhập hoàn toàn phế liệu bắt buộc doanh nghiệp phải tận dụng phế liệu trong nước để tái chế. Các doanh nghiệp phải có công nghệ phân loại rác từ đầu nguồn để chắt chiu từng mẩu nhựa để tái chế làm nguyên liệu.

Cứ nhập nhựa phế thải về để tái chế thì sẽ không động não để xử lý rác trong nước. Vậy thì chẳng khác gì mua rác về đổ chồng lên rác.

nhieu nuoc asean tra rac con ta loay hoay om rac Sẽ buộc tái xuất container rác phế liệu không đủ tiêu chuẩn

Cơ quan chức năng sẽ phân loại container rác phế liệu nhập khẩu và đưa ra phương án xử lý.

nhieu nuoc asean tra rac con ta loay hoay om rac Siêu lừa hai lần rao bán tháp Eiffel cho chủ buôn phế liệu

Victor Lustig rỉ tai 5 thương gia giàu có tại Pháp rằng tháp Eiffel sẽ bị tháo dỡ với 7.000 tấn sắt phế liệu.

Ngày đăng: 23:05 | 04/06/2019

/ https://laodong.vn