Tổ chức trợ tử Levenseindekliniek ở The Hague nhận được 25 cuộc gọi yêu cầu trợ tử của bệnh nhân nước ngoài, chỉ riêng ngày 6/6. 

Theo bà Elke Swart, phát ngôn viên của Levenseindekliniek, chưa bao giờ tổ chức này nhận được nhiều yêu cầu trợ tử từ nước ngoài đến vậy. "Thông thường, chúng tôi chỉ nhận 1-2 cuộc gọi mỗi tuần", bà Swart nói.

Thành lập năm 2012 tại The Hague, Levenseindekliniek là tổ chức trợ tử duy nhất ở Hà Lan. Tổ chức này không tự tiến hành trợ tử mà trông cậy vào mạng lưới 140 bác sĩ và y tá được chứng nhận khắp đất nước.

Levenseindekliniek được nhắc đến nhiều sau cái chết của Noa Pothoven, thiếu nữ Hà Lan 17 tuổi ba lần bị xâm hại tình dục. Ngày 2/6, Noa Pothoven trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng. Truyền thông Âu Mỹ ban đầu đưa tin cô được an tử nhưng sau đó báo chí Hà Lan khẳng định bệnh nhân qua đời do tự nhịn ăn uống có sự đồng ý của bác sĩ và gia đình. Trong phỏng vấn tháng 12/2018, Pothoven kể đã liên hệ với Levenseindekliniek nhưng bị từ chối cái chết êm ái với lý do "còn quá trẻ".

Steven Pleiter, giám đốc điều hành Levenseindekliniek "bày tỏ sự tiếc nuối với Noa Pothoven" nhưng cho biết tổ chức này không liên quan đến sự ra đi của cô gái trẻ. Bên cạnh đó, ông Pleiter nhấn mạnh Levenseindekliniek "giúp mọi người ra đi một cách tử tế" song không cung cấp dịch vụ du lịch trợ tử.

"Bạn không thể tới Hà Lan vào thứ hai rồi được an tử vào thứ sáu", ông Pleiter nói.

nhieu nguoi muon tro tu o ha lan sau cai chet cua thieu nu 17 tuoi

Noa Pothoven tìm đến cái chết ở tuổi 17 do những "nỗi đau không thể chịu đựng" sau ba lần bị xâm hại tình dục. Ảnh: Instagram.

Để trợ tử, Levenseindekliniek phải tiến hành "một quy trình phức tạp" bao gồm sắp xếp cho bệnh nhân phỏng vấn với bác sĩ, kiểm tra hồ sơ y tế và đảm bảo mọi thứ diễn ra tuân thủ pháp luật. Một bệnh nhân có thể phỏng vấn từ 3 đến 15 lần.

Trong 7 năm qua, Levenseindekliniek đã tiếp nhận 12.000-13.000 yêu cầu trợ tử, trong đó 3.500 trường hợp được đáp ứng. Tuy nhiên, tổ chức này chưa bao giờ trợ tử cho trẻ em. Bệnh nhân trẻ nhất được Levenseindekliniek cung cấp cái chết êm ái là một thanh niên 18 tuổi.

"Rất hiếm khi người trẻ được trợ tử", ông Pleiter nói. "Trợ tử cho người trẻ đem đến cảm giác không đúng đắn và xung đột nội tâm".

Hà Lan là một trong số ít quốc gia hợp pháp hóa quyền được chết. Mọi công dân Hà Lan từ 12 tuổi trở lên đều có thể yêu cầu cái chết êm ái nhưng phải đáp ứng nhiều quy định như mắc bệnh nặng hoặc chịu đựng nỗi đau quá lớn được bác sĩ chứng nhận, không có triển vọng cải thiện, hoàn toàn tỉnh táo và tự nguyện.

Minh Nguyên (Theo AFP)

nhieu nguoi muon tro tu o ha lan sau cai chet cua thieu nu 17 tuoi Thiếu nữ Hà Lan chọn trợ tử vì quá đau khổ sau khi bị hãm hiếp

Thiếu nữ Hà Lan được thực hiện trợ tử hợp pháp sau khi trải qua nhiều năm chiến đấu với nỗi đau không thể vượt ...

nhieu nguoi muon tro tu o ha lan sau cai chet cua thieu nu 17 tuoi Cô gái 17 tuổi bị hãm hiếp dùng quyền trợ tử để kết thúc cuộc đời

Cô gái 17 tuổi từng viết một cuốn sách chia sẻ về cuộc đấu tranh của cô với bệnh tâm thần sau khi bị quấy ...

Ngày đăng: 18:06 | 11/06/2019

/