Từ đầu tháng 4, nhiều mặt hàng thiết yếu trên thị trường TP Hồ Chí Minh đã thiết lập mặt bằng giá mới do ảnh hưởng giá đầu vào liên tục tăng. Trong khi đó, một số doanh nghiệp (DN), nhà phân phối vẫn nỗ lực kiềm giá để chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng (NTD).

Theo ghi nhận, tại một số siêu thị, chợ truyền thống, nhiều mặt hàng thiết yếu đã được điều chỉnh tăng giá bán. Cụ thể, từ ngày 1/4, dầu ăn Nakydaco tăng từ 42.120 đồng/lít lên 48.600 đồng/lít, dầu ăn Happi Koki tăng từ 47.304 đồng/lít lên 54.864 đồng/lít, dầu ăn Cái Lân tăng từ 43.000 đồng/lít lên 50.500 đồng/lít…

Nhiều mặt hàng

Tại các chợ, siêu thị, cửa hàng, nhiều loại hàng hóa thiết yếu đã thiết lập mặt bằng giá mới với mức tăng so với trước đó.

Tương tự, các loại thịt, trứng gia cầm cũng tăng mạnh, như: gà ta tăng từ 84.000 đồng/kg lên 92.500 đồng/kg, gà thả vườn giá từ 59.000 đồng/kg tăng lên 75.000 đồng/kg; Thịt gà công nghiệp từ 40.000 đồng/kg tăng lên 45.000 đồng/kg... Một số DN cung ứng các sản phẩm thịt, trứng gia cầm cho biết, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng từ năm 2021 đến nay, chi phí bao bì, điện, nước, xăng, thuê kho bãi, vận chuyển… đều tăng, đã tác động đến giá thành sản phẩm. Trong khi sức tiêu thụ giảm, đã gây áp lực tái đàn của người chăn nuôi trong thời gian qua.

Trong khi tại các chợ, siêu thị, cửa hàng, nhiều loại hàng hóa thiết yếu đã thiết lập mặt bằng giá mới với mức tăng so với trước đó, thì một số DN tham gia chương trình bình ổn thị trường vẫn cố gắng kìm giữ giá để chia sẻ phần nào khó khăn với NTD. Như mặt hàng dầu ăn, các đơn vị cung cấp hàng cho Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) cũng đã nhiều lần có văn bản đề nghị điều chỉnh giá bán dầu ăn, do giá dầu ăn nguyên liệu trên thị trường thế giới tăng liên tục trong những tháng đầu năm 2022 đến nay.

Tuy nhiên, để chia sẻ khó khăn với NTD, Saigon Co.op cùng với đơn vị cung cấp cố gắng không tăng giá bán, dầu ăn Cooking hiện giữ nguyên giá là 40.300 đồng/lít, trong khi trước đó sản phẩm này DN đề xuất tăng giá lên 50.000 đồng/lít (tăng 24%).

Với mặt hàng sữa, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đăng ký tham gia bình ổn thị trường nhóm sản phẩm sữa bột gồm 4 sản phẩm, đề nghị tăng giá từ 1,7 - 2%. Theo giải thích của DN, lý do tăng giá vì nguyên vật liệu biến động cao (tăng 50% - 80% so với năm 2021). Tuy nhiên, để hỗ trợ NTD tiếp cận được những sản phẩm chất lượng nên DN cũng quyết không tăng giá. Tương tự với mặt hàng thịt heo, một số DN cho biết, hiện nay giá heo hơi mà các DN thu mua đã tăng 10% so với trước. Tuy nhiên, hiện các DN tạm thời chưa tăng giá bán sản phẩm nhằm chia sẻ khó khăn với NTD, kích cầu mua sắm người dân. Trong thời gian tới, nếu giá heo hơi ngoài thị trường không giảm hoặc biến động tăng cao hơn nữa thì các DN cũng sẽ đề nghị tăng giá bán.

Thúy Hà

Bộ Công Thương: Chưa thể nói giá xăng dầu tăng hay giảm vào ngày 1/4 Bộ Công Thương: Chưa thể nói giá xăng dầu tăng hay giảm vào ngày 1/4
Xăng dầu vẫn ‘nóng’, cần giảm thêm thuế Xăng dầu vẫn ‘nóng’, cần giảm thêm thuế
Đề xuất điều chỉnh giá xăng dầu 2 ngày/lần Đề xuất điều chỉnh giá xăng dầu 2 ngày/lần

Ngày đăng: 08:27 | 05/04/2022

/ cand.com.vn