Kể từ khi chị Y Hồng huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum xuất cảnh sang Ả-rập Xê-út làm việc vào đầu tháng 10, người nhà không còn liên lạc được với chị.

Người thân chị Y Hồng (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum) cho biết chị này được Công ty cổ phần đầu tư Thuận An DMC đưa đi lao động tại thị trường Ả-rập Xê-út sau một thời gian học ngoại ngữ. Gia đình không còn liên lạc được với Y Hồng kể từ khi chị xuất cảnh hồi đầu tháng 10.

Mới đây, chồng Y Hồng tự tử nhưng gia đình tìm mọi cách để báo tin nhưng không được. Hiện 4 người con của chị Y Hồng vẫn chưa được gặp mẹ. Người con lớn nhất mới 14 tuổi, phải sống dựa vào ông bà ngoại, vốn cũng khó khăn, chỉ dựa vào mấy sào lúa nước.

nhieu gia dinh kon tum bao mat lien lac voi nguoi than di xuat khau lao dong
Những người thân của chị Y Hồng.

Tiếp chuyện phóng viên, bà Y Blú (cô ruột chị Y Hồng) kể: "Lúc cháu tôi đi học tiếng nước ngoài thì gia đình vẫn còn liên lạc, nói chuyện được với cháu. Nhưng khi nó đi rồi chồng nó tự tử mất thì không liên lạc được. Gia đình tôi vô cùng lo lắng, không biết cháu mình sang bên đó có làm được việc hay không".

Chiều 4/11, trả lời VTC News, ông Trần Văn Thiện - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Kon Tum cho biết: "UBND huyện Tu Mơ Rông đang đề nghị Bộ LĐ-TB&XH làm rõ vụ việc. Đơn vị sẽ làm văn bản đề nghị tạm thời dừng hoạt động của Công ty Thuận An DMC, đồng thời chấn chỉnh hoạt động tư vấn, tuyển dụng xuất khẩu lao động. Đa số những người lao động nước ngoài mà gia đình mất liên lạc đang ở Ả-rập Xê-út”.

Từ đầu năm 2019 đến nay, toàn huyện Tu Mơ Rông có 42 người đi xuất khẩu lao động tại Ả-rập Xê-út, 8 người đi thông qua Công ty Thuận An DMC. Hiện có 3 gia đình trong số này trình báo về việc không liên lạc được với người thân.

Ông Thiện cũng cho biết, LĐ-TB&XH có rà soát và nắm tình hình đi lao động nước ngoài tại huyện Tu Mơ Rông, kết quả cho thấy một số người hết hợp đồng nhưng chưa trở về nước và mất liên lạc.

nhieu gia dinh kon tum bao mat lien lac voi nguoi than di xuat khau lao dong
Người thân của chị Y Hồng kể lại vụ việc.

Bà Mai Thị Luận – Phó Chủ tịch UBND xã Đăk Rơ Ông cho biết: "Qua sự việc chị Y Hồng, chính quyền xã kiến nghị các công ty làm về xuất khẩu lao động hoạt động trên địa bàn xã phải đảm bảo đúng quy trình; và công ty phải có trách nhiệm phối hợp với chính quyền xã, với người nhà để đảm bảo quyền lợi, an toàn cho người đi xuất khẩu lao động".

Theo bà Luận nói thêm, để bảo đảm quyền lợi cho người xuất khẩu lao động, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng cần kiểm tra lại năng lực và trách nhiệm của các công ty tuyển dụng, tránh trường hợp đem con bỏ chợ.

Thanh Hải - Đại Dương

nhieu gia dinh kon tum bao mat lien lac voi nguoi than di xuat khau lao dong Hành trình đoạ đày của những người từng đi xuất khẩu lao động “chui“

Dù bỏ ra một số tiền lớn, nhưng để có thể đến được “miền đất hứa” họ đều phải trải qua một hành trình đọa ...

nhieu gia dinh kon tum bao mat lien lac voi nguoi than di xuat khau lao dong Cảnh giác với thông tin tuyển dụng lao động sang Singapore làm việc

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, để sang làm việc ở thị trường Singapore, người lao động cần rất nhiều ...

nhieu gia dinh kon tum bao mat lien lac voi nguoi than di xuat khau lao dong Hai công ty Việt xuất khẩu lao động sang Nhật có thể bị xóa tên

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam sẽ xóa tên 2 doanh nghiệp khỏi danh sách đủ điều kiện phái cử ...

Ngày đăng: 06:00 | 05/11/2019

/ vtc.vn