Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, một kỳ thi có quá ít điểm 10 như năm nay là không hợp lý, đề thi chưa đạt chuẩn, công tác coi thi, chấm thi có vấn đề khiến xảy ra tình trạng bao nhiêu niềm vui, nỗi buồn xen lẫn nghi ngờ.

Một kỳ thi có quá nhiều bất thường

Bất thường đầu tiên là từ danh sách mà Bộ GD-ĐT công bố thí sinh có điểm cao nhất của kỳ thi THPT Quốc gia 2018.

Những địa phương có điều kiện học tốt hơn, lâu nay có thành tích tốt hơn, đặc biệt là các thành phố lớn có quá ít học sinh điểm cao môn Toán. Rất nhiều câu hỏi đặt ra khi có tỉnh miền núi chiếm ưu thế về số học sinh điểm cao ở một số môn thi.

nhieu bat thuong sau cong bo diem thi thpt quoc gia 2018 chuyen gia giao duc noi gi

Trong danh sách 14 thí sinh đứng đầu về điểm môn Toán THPT Quốc gia 2018, nhiều thí sinh ở các tỉnh miền núi.

Bất ngờ nữa là kết quả thi cho thấy, nhiều thí sinh có học lực không giỏi nhưng lại đạt điểm cao khiến nhiều người ngạc nhiên.

Dư luận đang đặt nghi vấn trường hợp em Trần Ngọc Diệp ở Sơn La đạt điểm tuyệt đối ở môn Lịch sử và tiếng Anh. Điểm các môn thi khác của em cũng rất cao, Toán 9,6 điểm, Văn 9 điểm và Địa lý 8,25 điểm. Nếu tính 6 môn thi, Ngọc Diệp chính là thí sinh có điểm cao nhất kỳ thi THPT Quốc gia năm nay.

Đáng nói, ngay cả Phó hiệu trưởng THPT chuyên Sơn La và cô giáo chủ nhiệm của em này đều tỏ ra khá bất ngờ với kết quả mà học trò đạt được.

Bình luận vấn đề này, TS Lê Thống Nhất, chuyên gia Toán học cho rằng, nguyên nhân sâu xa vẫn là ở đề thi. Khi đề thi không chuẩn (quá nặng so với thời gian làm bài, "trắc nghiệm hoá" các bài thi tự luận), tức là cái thước đo không chuẩn thì mọi kết quả đo đều có thể xảy ra mọi chuyện bất ngờ. Điều này là chứng minh được.

"Tôi đã khẳng định từ trước khi thông báo điểm: "Phổ điểm không chứng minh điều gì về đề thi!" và bây giờ khẳng định thêm: "Phổ điểm cũng không phản ánh điều gì về năng lực học sinh!". Nếu có bất ngờ về điểm số thì đó chỉ là hậu quả do đề thi và cách chọn hú hoạ khi thi trắc nghiệm tạo ra. Xin mọi người cũng nhìn ra sự thật để bớt vui, bớt buồn trong những ngày này" - TS Lê Thống Nhất chia sẻ.

nhieu bat thuong sau cong bo diem thi thpt quoc gia 2018 chuyen gia giao duc noi gi

TS Lê Thống Nhất.

Bàn về đề thi có đúng là đề thi trắc nghiệm môn Toán với thời gian thi 90 phút hay không, thầy Nhất cho biết vẫn đang chờ câu trả lời, chờ một cuộc đối thoại với tổ ra đề thi môn Toán THPT quốc gia, thậm chí chờ một Hội thảo về chuyện này.

"Đến thời điểm này, tôi vẫn xin khẳng định mệnh đề: Đề khó (không chỉ môn Toán) không phù hợp với thời gian làm bài đã đẩy học sinh phải hoàn thành bài thi bằng cách hú họa nên những điểm 10 và kể cả phổ điểm môn Toán không chứng minh được điều gì về đề thi môn Toán THPT quốc gia 2018!", TS Lê Thống Nhất nói.

Đề thi môn Lịch sử có sai sót

Phổ điểm môn Sử chính thức từ Bộ GD-ĐT cho thấy con số thấp kỉ lục về điểm môn Sử của kỳ thi THPT Quốc gia 2018. Theo đó, điểm trung bình môn Sử thi THPT Quốc gia năm 2018 thấp hơn hẳn so với những năm trước, chỉ đạt 3,79 điểm. Trong khi đó, điểm trung bình môn Sử vào năm 2016 là 4,49 điểm còn năm 2017 là 4,6 điểm.

nhieu bat thuong sau cong bo diem thi thpt quoc gia 2018 chuyen gia giao duc noi gi

Thầy Trần Trung Hiếu, giáo viên Lịch sử Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An nhận xét: "Theo phổ điểm do bộ công bố, điểm trên trung bình của hầu hết các bài thi, môn thi đều chiếm tỉ lệ khoảng từ 50-70%, trừ môn Lịch sử và tiếng Anh"

"Tôi rất buồn, môn Lịch sử là môn có phổ điểm thấp nhất. Điểm trung bình môn Sử là 3,79 điểm, điểm trung vị 3,50 điểm thì rõ ràng là một là kết quả tệ hại. Tuy nhiên, tôi khẳng định, nguyên nhân của tình trạng này không đến từ phía giáo viên hay học sinh", thầy Hiếu bày tỏ.

GS Đỗ Thanh Bình, nguyên Chủ nhiệm khoa Lịch sử, Trường đại học Sư phạm Hà Nội khẳng định, các thí sinh đạt điểm 10 Lịch sử năm nay là do ăn may.

Ông Bình cũng không đồng ý với quan điểm của Bộ GD-ĐT cho rằng việc phổ điểm Lịch sử năm nay quá thấp là do cách dạy chứ không phải do đề.

nhieu bat thuong sau cong bo diem thi thpt quoc gia 2018 chuyen gia giao duc noi gi

GS Đỗ Thanh Bình, nguyên Chủ nhiệm khoa Lịch sử, Trường đại học Sư phạm Hà Nội.

"Tôi đặt câu hỏi là tại sao năm ngoái điểm Sử cao, không lẽ nào năm nay điểm lại là là mặt đất. Không phải các giáo viên, vẫn những con người ấy mà năm nay dạy kém hơn năm ngoái. Mà vấn đề cốt lõi ở đây tôi khẳng định là do đề. Trong đề có những câu hỏi mà bản thân tôi có cho cả năm cũng không biết chọn câu nào cho đúng.

Ví dụ, câu số 31, mình không biết câu nào đúng cả. Bản thân tôi là giáo viên Sử hàng chục năm cũng chả biết trong 4 đáp án, đáp án nào đúng cả. Không thể trả lời được. Ở câu này, đáp án đưa ra là của người ra đề chứ không phải đáp án của chân lý.

Còn đề 40, phải nói là học sinh chuyên Sử chưa chắc đã giải đáp được, bởi để trả lời được câu hỏi này, phải tích lũy rất nhiều kiến thức mà bắt học sinh lớp 12 trả lời thì làm sao được.

Lại có câu đưa ra những cụm từ, khái niệm chưa từng nghe trong lịch sử. Ví dụ như: Cụm từ âm mưu lâu dài của Chiến tranh Đặc biệt thì lại gọi là "âm mưu chiến lược". Trong SGK viết là "âm mưu cơ bản" hay "âm mưu lâu dài" của Chiến tranh Đặc biệt.

Ở câu này, đáp án Bộ GD-ĐT đưa ra là đáp án A: Chia cách lâu dài đất nước nhưng đáp án đúng phải là Đáp án B: Dùng người Việt đánh người Việt. Thế những người ta gài chữ "chiến lược" để lái cho thí sinh suy luận hướng vào đáp án A, đấy là sai" .

Thầy Bình cho biết, đề Lịch sử có nhiều câu rất khó. Đây chính là lý do tại sao điểm thi Lịch sử năm nay cao, năm nay lại thấp. Nhiều người cho rằng giáo viên dạy chưa tốt hay Bộ GD-ĐT chưa quan tâm môn Sử, đó chỉ là một phần nhưng không đáng kể.

GS Đỗ Thanh Bình cũng không đồng tình với việc thi Lịch sử bằng hình thức trắc nghiệm và cho rằng hình thức này hầu như không có ưu điểm gì.

Ngược lại hình thức thi trắc nghiệm trong vài năm trở lại đây khiến không chỉ ngành Sử mà nhiều ngành khác không tuyển được người tài.

"Lâu nay, Văn Sử bất phân. Dùng hình thức trắc nghiệm để kiểm tra kiến thức hằng ngày thì được, còn để tổ chức thi thế này thì không khác gì \'ăn gỏi\'. Tôi nói thật, 2 năm nay, không chỉ khoa Sử mà Toán cũng vậy, đầu vào cực kỳ kém, không chọn được người giỏi. Đó là thực tế. Thí sinh học theo kiểu đối phó, đoán bừa, ăn may. Bộ GD-ĐT quan niệm thi trắc nghiệm để bao phủ chương trình, nhưng xin lỗi, học là để nắm được kiến thức, để hiểu chứ không phải học để nhớ trong đầu.

Ngày xưa thi viết, Bộ GD-ĐT có hạn chế chỗ nào không? Nhưng quyền ra đề là ra bất cứ chỗ nào trong cả chương trình học. Thật ra, ngày xưa chỉ cần học sinh viết một câu cũng đã có thể đánh giá là giỏi hay không giỏi rồi" - thầy Bình nói.

Đa số các chuyên gia giáo dục cho rằng không thể để tình trạng Bộ GD-ĐT cầm cân, nảy mực kỳ thi và rồi lại tự đánh giá như hiện nay.

nhieu bat thuong sau cong bo diem thi thpt quoc gia 2018 chuyen gia giao duc noi gi \'Thi cử như hiện nay thì chúng ta chỉ tạo ra một lối học đối phó\'

Nếu đề thi tư duy thì người dạy sẽ tư duy và sẽ có một thế hệ trò, thế hệ làm người tư duy đúng ...

nhieu bat thuong sau cong bo diem thi thpt quoc gia 2018 chuyen gia giao duc noi gi Điểm thi Sử thấp kỷ lục: Chẳng có gì phải ngạc nhiên

Với kỳ thi THPT Quốc gia vừa qua, có lẽ, kết quả môn Lịch sử không làm nhiều thầy cô và các nhà chuyên môn ...

nhieu bat thuong sau cong bo diem thi thpt quoc gia 2018 chuyen gia giao duc noi gi Bất thường điểm thi THPT quốc gia 2018 ở Hà Giang

Cụm thi Hà Giang xảy ra nghịch lý khi số thí sinh đạt điểm cao chiếm tỷ lệ lớn nhưng điểm trung bình tất cả ...

Ngày đăng: 17:44 | 13/07/2018

/ https://vtc.vn