Một số người cao tuổi ở Nhật Bản đang cố ý phạm phải những tội lỗi nhỏ để được sống cuộc sống trong tù thay vì một mình cô độc bên ngoài.

Nhật Bản có dân số già nhất thế giới, với hơn 1/4 công dân ở độ tuổi từ 65 tuổi trở lên. Dân số già đã làm gia tăng căng thẳng đối với hệ thống tài chính và ngành bán lẻ của đất nước. Không chỉ vậy, trong những năm gần đây, một xu hướng bất ngờ đã được mở ra: Người cao tuổi ở Nhật Bản đang cố tình phạm tội để có thể dành phần đời còn lại ở trong tù.

Theo Bloomberg, những khiếu nại và các vụ bắt giữ người lớn tuổi đang vượt qua số lượng của các nhóm nhân khẩu học khác ở Nhật Bản, và tỷ lệ tội phạm ở người cao tuổi đã tăng gấp 4 lần trong vài thập kỷ qua. Trong nhà tù, cứ 5 tù nhân thì có 1 người cao tuổi. Với phụ nữ thì có đến 9 trong số 10 người phạm tội ăn cắp vặt để “được” vào tù.

nhat ban nguoi cao tuoi co tinh pham toi de duoc vao tu song luc cuoi doi

Số lượng tù nhân lớn tuổi ở Nhật Bản tăng cao. Ảnh minh họa: SCMP

Hiện tượng bất thường này xuất phát từ những khó khăn trong việc chăm sóc dân số già của đất nước. Theo Bloomberg, số người cao niên Nhật Bản sống một mình tăng 600% trong khoảng thời gian từ 1985 đến 2015. Một nửa số người lớn tuổi bị bắt nói rằng họ phải sống một mình, và 40% trong số họ tiết lộ mình không có gia đình hoặc hiếm khi nói chuyện với người thân.

Khi đã về già, dưỡng như với những người lớn tuổi cô đơn, cuộc sống trong nhà tù tốt đẹp hơn rất nhiều so với tự do ở bên ngoài. "Họ có thể có một ngôi nhà. Họ có thể có một gia đình. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ có một nơi họ cảm thấy như ở nhà", Yumi Muranaka, giám đốc nhà tù Iwakuni nói với Bloomberg.

Chính phủ Nhật Bản tốn khoảng 20.000 USD mỗi năm để giữ một tù nhân, và các tù nhân lớn tuổi thì còn đòi hỏi chi phí cao hơn do họ cần chăm sóc đặc biệt và nhu cầu y tế. Các nhân viên trại giam ngày càng cảm thấy họ làm nhiệm vụ như một người chăm sóc tại trại dưỡng lão. Tuy nhiên, các tù nhân nữ được phỏng vấn cho biết họ cảm thấy có cảm thức về cộng đồng trong tù, khác hẳn với thế giới bên ngoài.

"Tôi thích cuộc sống trong tù hơn. Luôn luôn có những người xung quanh, và tôi không cảm thấy cô đơn khi ở đây. Khi tôi được thả ra lần thứ 2, tôi đã hứa rằng sẽ không quay trở lại. Thế nhưng, khi tôi ra ngoài, tôi không thể không cảm thấy hoài cổ", một nữ tù nhân cao tuổi nói với Bloomberg.

Việc cố ý phạm tội để “được” bắt giữ không phải trường hợp chỉ xảy ra ở Nhật Bản. Ví dụ như ở Mỹ, có những trường hợp người dân cố tình vào tù để tiếp cận với chăm sóc sức khoẻ, trốn tránh điều kiện thời tiết khắc nghiệt hoặc tự ép mình bỏ ma túy. Tuy nhiên, quy mô của vấn đề này ở Nhật Bản là đáng báo động. Tokyo đang cố gắng chống lại vấn đề tội phạm lớn tuổi bằng cách cải thiện hệ thống phúc lợi cũng như tăng cường các chương trình dịch vụ xã hội.

"Cuộc sống bên trong không bao giờ dễ dàng", nhân viên xã hội Takeshi Izumaru nói. "Nhưng đối với một số người, ở bên ngoài còn tệ hơn".

nhat ban nguoi cao tuoi co tinh pham toi de duoc vao tu song luc cuoi doi "Thi thể cô đơn" ở Nhật Bản

Người cao tuổi chết trong cô độc không phải là chuyện hiếm nhưng không nước nào chứng kiến nhiều như Nhật Bản, nơi có dân ...

nhat ban nguoi cao tuoi co tinh pham toi de duoc vao tu song luc cuoi doi Những \'bóng ma\' vật vờ trong khu tập thể khổng lồ ở Nhật Bản

Không bạn bè hay người thân thích, nhiều người cao tuổi ở Nhật Bản sống tách biệt như những bóng ma vô nghĩa, lo sợ ...

PHƯƠNG PHƯƠNG

Ngày đăng: 21:30 | 21/03/2018

/ http://www.doisongphapluat.com