Ra đi bởi vô vàn những khó khăn những tưởng cuộc sống của lao động di cư từ quê ra phố sẽ bớt vất vả khi có tiền, ai ngờ lo lắng lại chồng chất. Dù có tiền, nhưng gia đình của lao động di cư lại lâm vào cảnh một chốn, bốn nơi, con cái không được chăm sóc cẩn thận.
Ngày sum họp gia đình xa vời vợi
Xỏ đôi dép tổ ong, vận bộ đồ nhìn hơi bạc màu, nhưng có lẽ đây là bộ đồ đẹp nhất của bà Nguyễn Thị Bình (57 tuổi) ở Phú Thọ có. Lần đầu tiên bà được bước vào một quán cà phê sang trọng, nơi bà được mời tới đây để chia sẻ về kinh nghiệp khởi nghiệp của lao động di cư. Đằng sau sự thành công của một nữ lao động di cư ở tuổi 52 là câu chuyện buồn về gia đình không thể che giấu.
Bà Bình kể, chồng ốm nặng nằm 1 chỗ, một trong 2 đứa con thì ốm và chết từ lúc còn trẻ cuộc sống của người phụ nữ di cư này gần như đã lâm vào tuyệt vọng. “Lúc con ốm mất, chồng thì nằm một chỗ vì mắc bệnh tâm thần tôi gần như tuyệt vọng. Nghĩ phải làm gì để có tiền lo cho chồng đây?. Thế rồi lúc đó có người chỉ tôi cách lên thành phố đi bán bánh mì. Công việc dù vất vả nhưng chí ít còn kiếm được chút tiền về lo cho gia đình” – bà Bình kể lại.
Bà Bình chia sẻ về bước đường khởi nghiệp và hoàn cảnh gia đình đầy khó khăn. Ảnh: M.N
Ngày ấy, bà Bình quyết tâm ra đi để lấy tiền lo cho chồng con, nhưng không may con trai bà cũng bệnh tật mà mất sớm. Cô con gái thì được gửi ở nhà nhờ anh em họ hàng trông nom giúp. Gần 10 năm xa quê là gấn ấy năm bà Bình nai lưng làm việc, xa người thân xa quê hương. Không ít lần hàng xóm, láng giềng, anh em đổi tiếng xấu nghĩ bà bỏ chồng đi theo giai.
Nhiều lúc tủi hờn, bà chỉ biết nuốt nước mắt vào trong để cố gắng làm việc. Sau nhiều năm lăn lộn, giờ cuộc sống của bà cũng bớt khó khăn vì có nghề bán bánh mì ổn định, tuy vậy gia đình bà vẫn chưa được một ngày sum họp. “Con gái lớn lấy chồng xa, chồng thì ở quê, tôi thì ở Hà Nội. Nhà có 3 người mà mỗi người mỗi nơi”- bà Bình ngậm ngùi kể.
Phó thác con cái cho ông bà
Tình cờ trong một lần gọi tax xi tôi gặp và trò chuyện với một lái xe là tên là Vũ Huy Tuấn (53 tuổi) ở Giao Thuỷ, Nam Định. Anh Tuấn cùng với vợ lên Hà Nội làm việc đã được 7 năm. Anh làm nghề chạy xe ôm, vợ thì làm nghề thu gom sắt vụn. 7 năm xa quê là 7 năm anh chị phải xa 3 đứa con, gửi nhờ ông bà ngoại trông hộ.
“Nghĩ thương con nhưng cảnh làm nông nghiệp, hai vợ chồng không đủ tiền nuôi 3 đứa con ăn học nên phải “vứt” chúng ở quê rồi ra đi kiếm tiền. Nhớ thương đành gạt sang một bên để dồn sức làm kinh tế. Năm hai đứa con con đầu vào đại học ngỡ sẽ nhẹ gánh, vậy nhưng khó khăn này chưa qua, khó khăn khác lại đã tới. Con út không có anh kèm cặp thì chơi bời, rồi bỏ học theo người yêu vào Nam từ năm học lớp 10. Cực chẳng đã chúng tôi phải lo cho cả mẹ lẫn con” – anh Tuấn kể.
Cũng giống như anh Tuấn, các gia đình di cư đều có chung hoàn cảnh rất đặc biệt. Người thì nghèo khó, chồng chết, con ốm, người thì ly thân, ly hôn... Chính bởi hoàn cảnh ấy mà họ di cư với một mong ước lớn lao sẽ có cơ hội làm lại cuộc đời hoặc kiếm được tiền đổi thay số phận.
Nguy cơ tan vỡ gia đình của lao động di cư
Là đơn vị tiên phong trong hoạt động hỗ trợ người lao động di cư, nhiều năm nay Viện Phát triển sức khỏe cộng đồng Ánh Sáng (Light) đã tổ chức nhiều chương trình hỗ trợ cả về tâm lý lẫn phát triển kinh tế cho lao động di cư.
Bà Nguyễn Thị Thu Giang - Phó viện trưởng Viện Light cho biết thường lao động di cư có hoàn cảnh gia đình rất đặc biệt. Nhiều gia đình không chỉ khó khăn về kinh tế mà còn đối mặt với nguy cơ khủng hoảng tinh thần. Hoặc là ly hôn, ly thân, hoặc là chồng ốm, con đau…
“Chính vì nghèo khó, gia đình khó khăn nên nhiều người mới di cư ra thành phố để kiếm tiền, cải thiện cuộc sống. Mặc dù giải quyết được những khó khăn về kinh tế nhưng họ vẫn phải đối mặt với vòng luẩn quẩn của của sự bất hạnh. Nhiều chị em đã từng tâm sự, lúc chị em rời quê đi làm ăn xa thì chồng ở nhà bồ bịch, con không được chăm lo, học hành sa sút. Nhiều đứa con rơi vào cảnh nghiện ngập, cờ bạc, hư hỏng” – bà Giang kể lại.
Di cư khiến cho nhiều gia đình truyền thống phải đối mặt với nguy cơ tan vỡ. Ảnh: I.T
Bà Ngô Thị Ngọc Anh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng cho biết, thông thường ở các gia đình di cư việc vợ chồng sống xa nhau là chuyện rất bình thường. Điều bất thường là ở chỗ cứ có 10 gia đình di cư thì phải đến 7-8 gia đình mâu thuẫn, gặp phải vấn đề “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”.
“Việc sống xa cách nhau thường xuất hiện các trạng thái tình cảm cả tích cực và tiêu cực trong quan hệ tình cảm vợ chồng. Tuy nhiên, các cảm xúc tiêu cực phổ biến hơn nhiều. Một số nam giới ở nhà thường mang tâm trạng tự ti vì cảm thấy vợ lạnh nhạt, coi thường mình ở nhà không làm ra tiền. Trong khi đó, một số phụ nữ thường lo lắng lòng chung thủy của người chồng khi sống xa gia đình” – bà Ngọc Anh nói.
Xót xa cả gia đình bị nhiễm HIV nhưng không biết nguồn lây từ đâu
Sinh con không lâu, người vợ mất vì bị nhiễm HIV, người chồng đưa con đi xét nghiệm, kết quả như "sét đánh bên tai" ... |
Chuyện cổ tích về cô bé “chim cánh cụt”
Trong lễ bế giảng năm học 2016 - 2017 Trường THPT Chuyên Long An (tỉnh Long An), có một hình ảnh làm nhiều người xúc ... |
Mái nhà chung làm ấm lòng những mảnh đời lạc lõng
Hàng trăm bệnh nhân mắc bệnh phong tại xã Drây Sáp, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk, cuối cùng cũng tìm được mái nhà chung ... |
Ngày đăng: 08:44 | 28/06/2018
/ Dân Việt