Không phải kẻ trộm nào cũng "xẻ thịt" xe gian lấy phụ tùng đem bán, đôi khi chúng biến tài sản phi pháp thành hợp pháp.

nhan ban oto cach toi pham hop thuc hoa xe an trom Nhân chứng tai nạn liên hoàn ở Quảng Nam: \'Xe bán tải đâm xe tải hai lần\'

Húc vào đuôi khiến chiếc ôtô tải bị đẩy ra giữa đường, xe bán tải tiếp tục đâm vào đầu ôtô tải, hai người trên ...

nhan ban oto cach toi pham hop thuc hoa xe an trom Ôtô 7 chỗ bị xe khách đâm khi mua vé qua BOT, 3 người nhập viện

Chiều 11/11, ôtô 7 chỗ đang dừng mua vé qua trạm BOT Liên Đầm (Lâm Đồng) thì bị xe giường nằm đâm từ phía sau, ...

Mỗi xe gắn liền với dãy 17 kí tự riêng biệt ngay từ khi xuất xưởng, gọi là mã VIN (viết tắt cho "vehicle identification number"). Từ dãy số này, ta có thể biết được nguồn gốc xuất xứ, thời gian sản xuất, và cả mẫu mã. Có thể coi số VIN như là "chứng minh thư" của chiếc xe.

Để hợp thức hóa xe ăn trộm, một trong những phương thức là "nhân bản".

nhan ban oto cach toi pham hop thuc hoa xe an trom

Chiếc xe nhân bản sẽ giống hệt chiếc xe gốc.

Theo Iing, "nhân bản" ôtô tức là sau khi ăn trộm, tội phạm sẽ xóa số VIN cũ, lấy số VIN từ một chiếc xe hợp pháp có cùng mẫu mã, màu sắc và nhà sản xuất để "sao chép" sang. Như vậy, trên thị trường sẽ tồn tại hai chiếc xe giống hệt nhau về mọi mặt.

Tội phạm dạng này thường hoạt động theo tổ chức, sử dụng một số cách khác nhau để lấy được số VIN hợp pháp. Cách đơn giản nhất, tội phạm dạo qua bãi gửi xe để tìm xe có mẫu mã tương tự, chụp lại số VIN và chế lại. Biển số xe và các giấy tờ liên quan sẽ bị làm giả cho đồng bộ để trang bị cho chiếc xe bất minh...

Cách thứ hai là mua xe hỏng. Tội phạm sử dụng thông tin định danh của xe đã hỏng để chuyển sang chiếc xe ăn trộm. Tuy vậy, theo SAICB, cách này không được sử dụng nhiều vì việc mua bán xe hỏng có thể khá đắt đỏ với tội phạm và để lại dấu vết qua hóa đơn chứng từ.

Cách thứ ba: Sử dụng thông tin của ôtô đã xuất khẩu. Một số ôtô sau khi được sản xuất trong nước sẽ được đăng ký và xuất khẩu sang nước ngoài. Việc xuất khẩu sẽ được lưu lại thành hồ sơ, trong đó có chứa đầy đủ thông tin của chiếc xe. Tội phạm sẽ móc ngoặc với nhân viên trong cơ quan quản lý, lấy thông tin ôtô hợp pháp để chuyển sang cho xe ăn trộm.

CNN đưa tin vào năm 2009 ở thành phố Tampa, Florida, FBI đã phá được đường dây chuyên nhân bản ôtô để tiêu thụ hơn 1.000 chiếc, ước tính thiệt hại kinh tế với các nạn nhân và công ty lên tới 27 triệu USD.

Người sở hữu chiếc xe gốc là người thường phải chịu thiệt hại nặng nề nhất. Họ có thể đột nhiên nhận được thông báo phạt nguội do đỗ xe sai quy định ở những nơi chưa bao giờ đặt chân tới. Nghiêm trọng hơn nữa, chiếc xe "nhân bản" còn có thể bị tội phạm khác sử dụng làm phương tiện trốn chạy sau khi gây án, khiến cảnh sát nhầm tưởng chủ xe gốc là người sau tay lái. Sau khi phát hiện xe mình bị sao chép, chủ xe còn phải mất thời gian giải trình và xử lý các thủ tục liên quan.

Hậu quả của việc mua xe bị "nhân bản" cũng rất nghiêm trọng với người mua vô tội. Vì đây là tài sản bất minh do ăn trộm mà có, cảnh sát sẽ tịch thu chiếc xe, còn người mua không được nhận lại khoản tiền đã chi. Trong trường hợp vay tiền trả góp để mua xe, người mua vẫn sẽ phải thanh toán cho tài sản đã mất.

Để tránh bị trở thành nạn nhân, người mua nên chú ý một số lưu ý khi mua xe cũ như: cẩn thận với giá bán quá hời (thấp hơn 70% giá thị trường), chỉ nên mua xe từ đại lý xe có uy tín, kiểm tra phần in số VIN xem có bị trầy xước hay không...

Ngày đăng: 09:16 | 13/11/2018

/ https://vnexpress.net