Là tác giả của hàng chục bài viết phản ánh về tình trạng rác thải, nhà thơ Trần Đăng Khoa cho hay, để khắc phục hiện tượng này thì chỉ việc tuyên truyền thôi là chưa đủ.
“Công tác quản lý của chúng ta đang thực sự chưa có hiệu quả trong vấn đề ngăn chặn vấn nạn rác thải. Vấn đề là ý thức của người dân mình quá kém. Người Việt mình chỉ có thói quen giữ vệ sinh ở trong nhà của mình thôi. Còn ngoài cửa sổ, với họ đã là đường phố, họ có thể xả rác bừa bãi và cũng chẳng có ai nhắc nhở họ việc đó”, ông nói.
Theo nhà thơ Trần Đăng Khoa, đây là vấn đề “nhức nhối”, không chỉ người dân Hà Nội, mà đồng bào cả nước đều quan tâm. Bởi vì, Hà Nội đâu phải của riêng người Hà Nội, đó là thủ đô, là bộ mặt của một đất nước.
"Việc xả rác bừa bãi chỉ ở Việt Nam mới thế thôi. Còn ở nhiều nước trên thế giới không bao giờ có chuyện như vậy. Đường phố của họ rất sạch. Ở các nước không bao giờ có chuyện ném mẩu thuốc lá xuống đường chứ đừng nói đến chuyện xả rác ở nơi công cộng. Rác thải không để đúng nói quy định có thể bị phạt vài trăm USD, thậm chí hàng trăm USD. Có như thế mới xử lý được dứt điểm vấn nạn rác thải.
Còn với nhiều người Việt, việc xả rác đã trở thành thói quen, thậm chí là tập quán.
Nhà tôi ở bên kia cầu Long Biên. Hàng ngày đi làm đều phải qua cầu. Vì vậy, tôi chứng kiến mỗi ngày tình trạng rác thải được người dân xả ra bừa bãi như thế nào. Vào các ngày rằm, mồng một, hay ngày Tết cúng ông Công ông Táo, người ta thả cá và xả cả rác xuống sông Hồng. Hai bên đường thì ngập ngụa túi ni lông và rác thải.
Với người nước ngoài, điều ấy thật kinh khiếp. Tôi rất ngượng và vô cùng xấu hổ khi chứng kiến cảnh nhiều vị đại sứ quán, du khách nước ngoài lao động công ích vào những ngày thứ bảy, chủ nhật. Họ giúp mình nhưng đó còn là lời “nhắc nhở” về ý thức giữ gìn môi trường của chúng ta. Tiếc là, cán bộ ở nước ta chưa có thói quen "xuống đường" như thế.
Tóm lại là trong vấn đề dẹp loạn rác, ngoài chuyện ý thức của người dân thì nguyên nhân một phần là do ngành quản lý vẫn chưa có một chế tài thực sự nghiêm khắc để áp dụng", nhà thơ Trần Đăng Khoa nhấn mạnh.
Cảnh quan Hồ Gươm bị "tàn sát" trong đêm giao thừa: Không thể chỉ chăng đèn kết hoa rồi để mặc
Đó là ý kiến của PGS.TS – chuyên gia văn hóa Phạm Ngọc Trung trước hình ảnh phố đi bộ, Hồ Gươm trở thành bãi ... |
Người Việt phải xấu hổ vì rác
Đã đến lúc mỗi công dân Việt Nam không thể thờ ơ trước nạn xả rác. Rác nhiều đến mức như một thứ giặc tấn ... |
Ngày đăng: 11:30 | 03/01/2018
/ Lao động