Là nhà nghiên cứu hoài cổ và muốn khôi phục lại những phong tục, lễ hội cổ truyền của Việt Nam, ông Trịnh Bách (ảnh) đã có những chia sẻ cởi mở, đóng góp một góc nhìn về lễ hội cũng như những phong tục của Việt Nam đang dần bị hiểu sai lệch.

- Thưa nhà nghiên cứu Trịnh Bách, cứ vào dịp sau Tết Nguyên đán, người dân lại đổ xô đi lễ, đi hội khiến cho các lễ hội luôn quá tải, dẫn tới tình trạng chen lấn, xô đẩy. Ông nghĩ thế nào về hiện tượng này?

Theo tôi, hiện tượng hàng vạn người chen lấn, xô đẩy đi lễ đầu năm bởi có nhiều người mê tín, và vì hiểu sai mục đích và ý nghĩa của lễ hội. Nếu như người ta không mê tín thì họ đi lễ hội sẽ ở một tâm thế khác, sẽ đúng là đi du ngoạn, khai xuân, cảm nhận sự bình yên, nét đẹp của lễ hội.

Lễ hội tự nó không bao giờ xấu, lộn xộn như thế. Nhưng khi đã bị hai điều kia ảnh hưởng thì lúc đó một số người đi lễ theo tâm thế tham lam, nhu cầu lợi ích bản thân…, dẫn tới lễ hội bị biến tướng. Rồi sự thương mại hóa lễ hội quá mức cũng làm méo mó hình ảnh, nét đẹp truyền thống của lễ hội.

nha nghien cuu van hoa trinh bach nhieu nguoi do xo di le boi me tin hieu sai

Cảnh chen lấn, xô đẩy xuất hiện ở nhiều lễ hội.

- Theo ông, có nên không nhất thiết cứ đầu năm là đi lễ, có thể nào giãn việc đi lễ đầu năm vào những thời gian khác trong năm để tránh tình trạng hàng vạn người đến một nơi, chen lấn và xô đẩy?

Chuyện chuyển dịch thời điểm của các dịp lễ, tết khó và tế nhị lắm. Không thể nói là nếu muốn thì có thể giãn đến thời điểm thích hợp giữa năm hay cuối năm được. Bởi mỗi lễ tiết ở trong năm phải đúng dịp, đúng quy luật trong trời đất, thiên nhiên của lễ tiết ấy.

Ví dụ như, lễ hội Nguyên tiêu thì phải đúng vào thời điểm tiết Nguyên tiêu của năm. Lễ Tết Nguyên đán thì phải đúng vào tiết Nguyên đán trong năm. Hay các lễ hội thần thì phải đúng vào ngày vía hay giỗ của các vị bổn thần. Không thế thì các dịp lễ, tết này không còn ý nghĩa gì, hay không còn thiêng liêng nữa.

Còn như tôi đã chia sẻ ở trên, việc nhiều người dân đổ xô đi lễ đầu năm gây nên những hình ảnh phản cảm, méo mó, biến tướng cho lễ hội là bởi do người đi dự lễ hội chứ không phải do lễ hội. Lễ hội truyền thống của mình đã có từ hàng ngàn năm, hàng trăm năm nay và phần lớn rất đẹp. Nhưng không ít người đi lễ ngày nay vì không hiểu biết rõ cho nên hành xử không đúng, để rồi tạo ra những hình ảnh phản cảm đó.

Quả thật cũng có một vài lễ hội mà nếu nhìn từ quan điểm của tiêu chuẩn văn minh tiến bộ của thế kỷ 21 này, có vẻ nên được ít nhất là che giấu đi, như các lễ hội đâm trâu, chém lợn... Cũng may là hiện các lễ hội này đã được thay đổi, vừa đảm bảo nghi lễ truyền thống vừa không để lại những hình ảnh phản cảm.

Tôi nghĩ nếu có lòng thành tâm, ăn ở có đức thì không phải đi cầu xin ở đâu hết. Và lúc đó nếu đi dự lễ hội sẽ cảm thấy được sự thoải mái vui vẻ của lễ hội. Hãy sống có tâm, hành thiện tích đức thì mọi nghiệp xấu sẽ tiêu tan, hay ít ra sẽ đỡ đi. Cái nghiệp của mình nếu tốt thì luôn cảm thấy rõ rồi, không phải đi cầu xin gì nữa.

- Theo ông, vì lý do nào mà phong tục, lễ hội lại bị hiểu sai, lệch như vậy?

Tôi nghĩ lễ hội, phong tục của Việt Nam đã có một thời gian khá dài bị đứt đoạn dẫn tới bị hiểu lệch, không đúng. Rồi có những “truyền thống” mới được tạo ra, mà chúng tôi hay nói vui là loại truyền thống được đặt ra để lại cho đời con cháu. Nhưng họ làm cho người dân tin tưởng rằng đó là phong tục, là truyền thống.

Hay như vài năm nay mới có hiện tượng treo đèn lồng đỏ vào dịp lễ, tết. Người mình ngày xưa có loại đèn lồng rất phổ thông hình vuông tám mặt, thường phết giấy bản màu trắng, hay cũng đôi khi màu ngũ sắc. Đèn được treo ở góc nhọn, mà ngoài Bắc gọi là đèn củ ấu, và trong Nam gọi là đèn bánh ú. Từ trong cung đến ngoài phố đều treo đèn này trong các dịp vui.

Nhưng năm ngoái và năm nay, loại đèn truyền thống Việt Nam đó có vẻ đã biến mất, và được thay thế bằng đèn lồng màu đỏ theo phong tục Trung Hoa. Vì sính ngoại hay do ảnh hưởng phim truyền hình phương Bắc? Đèn lồng đỏ là văn hóa đặc trưng và độc nhất của người Trung Quốc, không nước nào khác trên thế giới có truyền thống đèn lồng đỏ này.

Xin cảm ơn ông!

nha nghien cuu van hoa trinh bach nhieu nguoi do xo di le boi me tin hieu sai \'Rải tiền lẻ khi đi lễ chùa là hành động sai lầm\'

Theo Hòa thượng Thích Thanh Nhã - Phó Trưởng Ban thường trực Ban Nghi lễ Trung ương GHPGVN, việc người dân đi lễ rải tiền ...

nha nghien cuu van hoa trinh bach nhieu nguoi do xo di le boi me tin hieu sai Đà Nẵng cấm cán bộ sử dụng xe công đi lễ trong giờ hành chính

UBND TP Đà Nẵng cấm cán bộ, công chức đi dự lễ hội trong giờ hành chính, không sử dụng xe công và các phương ...

nha nghien cuu van hoa trinh bach nhieu nguoi do xo di le boi me tin hieu sai PGS, TS Phạm Lan Oanh: Dâng sao giải hạn tại chùa là dịch vụ tâm linh

“Nhà chùa đang làm dịch vụ tâm linh theo nhu cầu của người dân về cầu an, dâng sao giải hạn. Mà đã là dịch ...

nha nghien cuu van hoa trinh bach nhieu nguoi do xo di le boi me tin hieu sai Đi lễ đầu năm: Ranh giới giữa văn hóa và thiếu văn hóa

Ranh giới giữa văn hóa và thiếu văn hóa trong hoạt động tâm linh này đang trở nên quá mong manh bởi những hành động ...

Ngày đăng: 13:00 | 16/02/2019

/ http://danviet.vn