Nhu cầu hưởng thu nhạc giao hưởng chưa phổ biến, dân nghèo không có điều kiện để thụ hưởng, vậy làm vì dân hay vì ai?

Bệnh khó chữa quá

Trước thông tin TP.HCM đang xem xét quyết định đầu tư dự án xây dựng nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch với tổng mức đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng bằng tiền đấu giá khu đất số 23 Lê Duẩn, ông Lê Như Tiến - nguyên ĐBQH Khóa XIII chia sẻ nhiều băn khoăn.

nha hat 1508 ty vi dan sao khong lay y kien dan

Nhà hát TPHCM hiện nay sức chứa quá nhỏ. Ảnh minh họa

Trước hết, ông Tiến ủng hộ chủ trương phát triển các thiết chế văn hóa như nhà hát, rạp chiếu phim, chiếu bóng, thư viện nhằm mục đích phục vụ nhu cầu hưởng thụ, nâng cao đời sống văn hóa cho người dân.

Tuy nhiên, từ một chủ trương rất đúng đắn của Đảng và Chính phủ, ông Tiến cho rằng đã có một số tỉnh thành, địa phương đã lạm dụng, làm quá dẫn tới lãng phí, gây bức xúc.

Chỉ đầu năm 2018, dư luận chưa hết bức xúc với công trình "chơi sang" của Đan Phượng Hà Nội, khi quyết định chi tới hơn 117 tỉ đồng để xây 1 nhà hát, nhưng nhanh chóng bị đắp chiếu chỉ sau 2 năm khởi công do thiếu vốn thì, mới đây người dân Hà Nội lại tiếp tục ồn ào bởi siêu bảo tàng lịch sử quốc gia 11.277 tỉ tiếp tục được đề xuất.

Ở các địa phương khác như Việt Trì, Vĩnh Phúc... những dự án sân vận động hàng trăm tỉ cũng bị bỏ hoang, đắp chiếu.

Quảng Bình một địa phương được xem là vẫn còn nghèo nhưng cũng đầu tư xây dựng hàng chục tỷ đồng để xây dựng Bảo tàng để rồi suốt 15 năm qua “cửa đóng then cài”.

Hay như dự án Công viên văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn 2.000 tỷ đồng (quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) bị “treo” gần 10 năm qua cũng đang khiến người dân phải khổ sở.

"Có hai căn bệnh mà ngay cả trong từ điển y học thế giới hiện nay cũng chưa thể định nghĩa được đó là "căn bệnh thích hoành tráng" và bệnh "con gà tức nhau tiếng gáy". Hai căn bệnh này được liệt vào những bệnh nan y không có thuốc chữa nhưng lại đang lây lan, phát triển rất mạnh ở Việt Nam.

Trong bối cảnh hiện nay mà vẫn có những dự án bảo tàng, sân vận động, nhà văn hóa, nhà hát hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỉ được dựng lên rồi bỏ đấy, hoặc thưa thớt mỗi năm được vài lần sáng đèn, vài lượt khách qua lại thì không thể lý giải nổi.

Tất cả chỉ có thể được giải thích là chạy đua theo phong trào, là tâm lý "anh có tôi cũng có", "anh xây tôi cũng xây", "anh làm tới 500 tỷ thì tôi phải làm hơn anh, phải 700-800 tỷ", không ai chịu thua kém ai.

Trở lại thông tin của TP.HCM. Theo diễn biến hiện tại có thể thấy, TP.HCM đã đưa ra lấy ý kiến HĐND thành phố để quyết định đầu tư dự án xây dựng nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch với tổng mức đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng ngay tại Thủ Thiêm, nơi người dân chưa hết "sốc" với những ồn ào về sai phạm đất đai.

Như tôi đã nói từ đầu, tôi không phản đối đầu tư, phát triển các thiết chế văn hóa nhưng trong bối cảnh TP.HCM còn đang gặp bộn bề những khó khăn về nguồn vốn đầu tư, về tình trạng ngập lụt, thiếu trường học, bệnh viện vỡ trận... thì TP.HCM nên cân nhắc sắp xếp lại thứ tự ưu tiên cho phù hợp với điều kiện phát triển nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu tối thiểu cho người dân.

Nếu 1.500 tỷ được dùng vào những việc thiết thực hơn, xử lý những yêu cầu cấp bách hơn như chống ngập, xử lý môi trường, hoàn thiện các tuyến Metro, tăng cường bệnh viện, trường học... thì người dân hạnh phúc biết bao?

Tôi không hiểu tại sao lại phải dành một số tiền lớn như vậy để xây dựng một nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch, trong khi, tỉ lệ người dân có thể hưởng thụ loại hình nhạc giao hưởng còn rất hạn chế.

Hơn nữa, nhà hát Giao hưởng lại xây dựng ở khu đô thị mới Thủ Thiêm, nơi không phải người dân nào cũng có điều kiện sinh sống và đến đó nghe nhạc. Vậy thì xây dựng nhà hát này nói là vì dân nhưng tôi chưa hiểu lập luận trên đang vì những người dân thuộc tầng lớp nào?

Tôi cho rằng, nếu TP.HCM làm nhà hát là thật sự vì dân thì nên chăng xây dựng thêm nhiều nhà hát, phân bổ đồng đều ở nhiều địa phương khác nhau để người dân nghèo cũng như những người có tiền đều có điều kiện được thụ hưởng, thay vì chỉ tập trung xây dựng một nhà hát lớn.

Vì thế, quan điểm của tôi là không bỏ ra một lúc số tiền 1.500 tỷ chỉ để xây dựng một nhà hát lớn. Trong điều kiện thật sự cần thiết, TP.HCM nên huy động nguồn xã hội hóa, tiền bán đất cần ưu tiên cho các mục tiêu an sinh xã hội đang cấp bách khác. Đặc biệt là yêu cầu giảm tải cho trường học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí...", ông Lê Như Tiến bày tỏ.

Nếu vì dân cần phải nghe ý kiến dân

Lo ngại của ông Lê Như Tiến càng nặng nề hơn khi TP.HCM đang phải đối mặt với tình trạng thiếu vốn đầu tư, nợ công ngày càng tăng, các khoản nợ thuế, nợ đọng xây dựng chưa được giải quyết, yêu cầu tính toán sử dụng hợp lý nguồn lực công là rất cần thiết.

"Nhà đầu tư bao giờ cũng thích có dự án, còn một số nhóm lợi ích sẽ luôn cổ vũ, ủng hộ vì nhiều dự án thì có thêm nhiều cơ hội được lợi. Tuy nhiên, đứng trên phương diện của nhà quản lý, TP.HCM phải cân nhắc, tính toán cho hợp lý. Tiền bán đất công không nên mang ra xây nhà hát.

Nếu TP.HCM đã nói làm nhà hát là vì dân thì cần phải đưa ra lấy ý kiến rộng rãi của người dân.

Bên cạnh đó, để cho khách quan, TP.HCM cũng nên lấy ý kiến về thứ tự ưu tiên trong đầu tư.

Tôi tin, hầu hết người dân TP.HCM đều mong muốn TP.HCM tập trung đầu tư vào hệ thống chống ngập, cải thiện các cơ sở giáo dục, bệnh viện thay vì làm một nhà hát hoành tráng như vậy", ông Lê Như Tiến nhận định.

nha hat 1508 ty vi dan sao khong lay y kien dan 20 năm hiện thực ý định xây Nhà hát Giao hưởng của TP HCM

Thành phố từng định xây nhà hát ở 23 Lê Duẩn (quận 1) nhưng cuối cùng dùng tiền bán khu đất này để làm công ...

nha hat 1508 ty vi dan sao khong lay y kien dan Dự án xây nhà hát giao hưởng 1.500 tỷ ở Thủ Thiêm có từ khi nào?

- Nhạc trưởng Trần Vương Thạch - Giám đốc Nhà hát giao hưởng, nhạc và vũ kịch TP.HCM lên tiếng về chủ trương xây Nhà ...

Ngày đăng: 10:15 | 10/10/2018

/ http://baodatviet.vn