Kháng sinh là chất kháng khuẩn được tạo ra bởi các chủng vi sinh vật, có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật khác. Để đảm bảo sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn, cần tuân thủ những nguyên tắc khi sử dụng thuốc.

nguyen tac su dung khang sinh an toan va hieu qua

Cần tuân thủ nguyên tắc để sử dụng kháng sinh an toàn, hiệu quả

Tác hại do lạm dụng kháng sinh

Tiêu diệt vi khuẩn có lợi: Một trong những mặt trái của việc lạm dụng thuốc kháng sinh dài kỳ là gây hại cho khuẩn có lợi.

Lạm dụng kháng sinh dễ gây tổn thương gan: Nhiều nghiên cứu cho thấy, thuốc kháng sinh rất hại cho mô gan, làm cho các chỉ số xét nghiệm chức năng gan tăng vọt.

Tăng nguy cơ mắc bệnh tự miễn đường ruột: Việc lạm dụng thuốc kháng sinh dài ngày có thể phá vỡ sự cân bằng miễn dịch trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến sự miễn dịch của cơ thể, có thể dẫn đến rối loạn tự miễn, dễ làm phát sinh những bệnh mạn tính hoặc nhiễm trùng.

Gia tăng bệnh hen suyễn, dị ứng: Hen suyễn là căn bệnh có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được quản lý và điều trị kịp thời, đúng cách, nhất là khi tiếp xúc quá nhiều chất kích thích.

Tăng nguy cơ ung thư: Sử dụng kháng sinh trong thời gian dài làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, phổi, ruột kết, buồng trứng, nội tiết, da, tuyến giáp và ung thư thận cao gấp 1,5 lần so với người không lạm dụng kháng sinh.

Nguyên tắc sử dụng

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn, lựa chọn và phối hợp các kháng sinh hợp lý...

Không nên tự ý tăng hay giảm liều, nhất là giảm liều sẽ làm cho kháng sinh tác dụng không đầy đủ và gây nên kháng thuốc. Liều lượng khuyến cáo chung của kháng sinh là 2-3 lần/ngày.

Theo dõi tác dụng không mong muốn của thuốc. Tiêu chảy là phản ứng hay gặp nhất do khi uống kháng sinh thì các vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa cũng bị tiêu diệt làm cho rối loạn tiêu hóa và thường biểu hiện bằng tiêu chảy.

Đảm bảo uống 2-3 lít nước mỗi ngày. Bạn cũng có thể uống nước ép quả tươi để duy trì lượng nước cho cơ thể khi sử dụng kháng sinh vì nó giúp loại bỏ các hóa chất độc hại ra khỏi cơ thể.

Phụ nữ mang thai tuyệt đối tránh dùng mọi loại thuốc trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Trong trường hợp mắc bệnh cần sử dụng kháng sinh cần đến cơ sở y tế để khám và tuân thủ theo hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ.

Những đồ ăn cần tránh

Bia rượu: chất cồn có thể gây kích ứng dạ dày và những tác dụng phụ khác trong khi dùng kháng sinh.

Sữa và các chế phẩm từ sữa: Trong thời gian uống thuốc kháng sinh, cần hạn chế thói quen sử dụng sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa (phô mai, sữa chua...). Bởi canxi trong sữa kết hợp với thuốc kháng sinh tạo ra muối canxi không tan trong nước.

Đồ ăn chua: Tránh các thức ăn và đồ uống mang tính axít như cam, quýt, bưởi, sôcôla, nước giải khát, sản phẩm từ cà chua như nước ép hay tương cà. Các thực phẩm này ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ thuốc của cơ thể.

Sắt và canxi: Tương tự canxi, sắt cũng ảnh hưởng đến sự hấp thụ của thuốc. Tốt nhất bạn nên uống thuốc kháng sinh cách ít nhất 3 giờ sau khi uống bổ sung sắt và canxi.

Thực phẩm giàu chất xơ: Thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, đậu lăng và các loại đậu rất tốt cho cơ thể nếu bạn muốn giảm cân. Nhưng khi dùng với thuốc kháng sinh, nó sẽ làm chậm tốc độ hấp thụ thuốc.

Nước trà: Trong trà có chất tanin, khiến nhiều loại thuốc mất tác dụng. Những thuốc trong thành phần có chứa sắt khi uống chung với nước trà không phát huy được tác dụng.

Cà phê: Trong thời gian đang điều trị bằng thuốc, nếu uống trà hay cà phê thì có thể làm giảm tác dụng của thuốc.

Nước ngọt có ga: Trong những loại nước này thường có chứa caffein, là chất kích thích giúp tỉnh táo. Chúng sẽ kết hợp với thuốc có thành phần sắt, tạo thành kết tủa không hấp thu được vào cơ thể.

Thực phẩm nhiều đường và tinh bột: Hạn chế các thực phẩm có chứa nhiều đường và tinh bột vì chúng rất khó tiêu hóa, đặc biệt là khi vi khuẩn trong hệ tiêu hóa bị thiếu hụt vì kháng sinh.

Thời điểm tốt nhất uống kháng sinh

Để thuốc kháng sinh có tác dụng tối đa, nên uống thuốc vào lúc đói, xa bữa ăn, trừ một số kháng sinh có tác dụng không mong muốn ở đường tiêu hóa thì mới uống vào lúc no. Một số bệnh nhân uống thuốc pefloxacin có thể bị cảm giác cồn cào trong bụng, vì vậy có thể uống thuốc vào lúc no.

nguyen tac su dung khang sinh an toan va hieu qua

7 điều bạn nên biết về thuốc kháng sinh

Trước khi sử dụng thuốc kháng sinh, có một số sự thật liên quan đến loại thuốc này bạn nên biết.

nguyen tac su dung khang sinh an toan va hieu qua

Lo sợ nguy cơ quay lại thời kỳ chưa có kháng sinh trong điều trị bệnh

Kháng kháng sinh đã trở thành mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe toàn cầu và sự phát triển, ảnh hưởng đến khả ...

nguyen tac su dung khang sinh an toan va hieu qua

Thực phẩm chứa probiotic "vô dụng" với sức khỏe

Trái với niềm tin phổ biến, thực phẩm chứa probiotic không những không có lợi cho ruột mà còn gây hại nếu dùng chung với ...

nguyen tac su dung khang sinh an toan va hieu qua

Dùng kháng sinh đúng khi trẻ mắc các bệnh thường gặp

Nếu không chăm sóc đúng cách, đặc biệt là lạm dụng kháng sinh để điều trị khi chưa rõ nguyên nhân, kể cả các bệnh ...

Ngày đăng: 10:00 | 10/12/2019

/ anninhthudo.vn