Qua thống kê, hơn 50% giao dịch mua điện thoại đắt tiền tại Việt Nam đều là vay trả góp từ ngân hàng, tín dụng tiêu dùng.

Theo thống kê tại Thế Giới Di Động, FPT Shop, CellphoneS cho thấy hơn nửa giao dịch mua điện thoại trên 10 triệu đồng đều thực hiện bằng phương thức trả góp.

Đại diện Thế Giới Di Động cho biết trả góp hiện nay đang là xu hướng, “bây giờ đi đâu cũng thấy khuyến mại trả góp lãi suất 0%, trả góp trả trước 0 đồng” - vị này nói.

Được biết xu hướng trả góp không chỉ cao ở nhóm điện thoại đắt tiền. Tại Thế Giới Di Động, có đến 61% người mua máy ở phân khúc giá 4,5 triệu - 10 triệu sử dụng hình thức trả góp...

Nói về hình thức mua hàng trả góp, nhiều người băn khoăn và chỉ ra rằng với hình thức mua hàng trả góp lãi suất 0% chỉ là chiêu bài để qua mặt khách hàng, thực tế trả tiền bằng hình thức này khách hàng thậm chí còn phải trả cao hơn so với mức giá của sản phẩm mình đang sở hữu.

Anh Đ.Q.M (Thanh Trì -Hà Nội) cho biết: "Cửa hàng điện thoại nào bây giờ cũng dùng hình thức trả góp, thực tế khi khách hàng mua như vậy cửa hàng họ đã tính giá máy cao lên rồi chứ không có chuyện lãi suất 0% đâu.

Hình thức trả góp chỉ là chiêu thức họ thu hút khách hàng. Thường mua trả góp giá phải cao hơn bình thường 1 triệu, tùy từng dòng máy".

Người mua hàng trả góp có thể trả trước một khoản tiền, sau đó chọn hình thức trả góp phổ biến trong vòng 6-12 tháng.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, anh N.M.Q (Chủ cửa hàng điện thoại trên phố Thái Hà -Hà Nội) phân tích: "Thực tế hiện nay có nhiều khách hàng lựa chọn hình thức mua hàng trả góp, chúng tôi nêu ra các ưu đãi với họ như vậy và quyền lựa chọn là ở khách hàng.

Thực tế nhiều người họ chưa đủ tiền mua thẳng máy nên phải tính đến chuyện trả góp. Nếu trả góp thì hàng tháng họ phải đóng cũng không nhiều nên nếu thích là họ mua ngay. Khách hàng khi mua họ cũng đã tính kỹ và lựa chọn trước rồi".

Cũng theo anh Q, khi làm thủ tục mua hàng trả góp cho khách chỉ mất khoảng 20 phút. Vậy nên ngoài những người đi làm cũng có nhiều bạn mới ra trường hoặc các bạn trên 20 tuổi không có điều kiện đã tìm đến mua điện thoại bằng hình thức như thế này.

Việc không ít người Việt vay ngân hàng mua điện thoại, thích xài sang, đi những loại xe “xịn”, mặc những bộ đồ hàng ngàn đô, thích tỏ ra vẻ giàu có đã khiến Việt Nam được liệt vào danh sách “chi tiêu lạc quan nhất thế giới”.

Nhưng cái danh này chẳng đáng để tự hào, khi mà nước ta vẫn đang thuộc diện nghèo với đa phần là người có thu nhập thấp.Vậy nhưng chính những thói quen đó của chúng ta đã khiến hàng loạt các thương hiệu thời trang lớn đổ bộ vào nước ta.

Từ năm 2015, thời trang Mango đã liên tục mở 2 cửa hàng Mango Mega Store tại hai trung tâm thương mại lớn ở Hà Nội.

Vào tháng 9 vừa qua, H&M cũng đổ bộ vào TP. HCM. Ngay thương hiệu này khai trương cửa hàng ở Sài Gòn, nhiều "tín đồ" thời trang đã xếp hàng rồng rắn để mua hàng.

Mới đây "ông lớn" Zara khai trương cửa hàng đầu tiên tại Hà Nội và cũng gây một cơn "sốt nhẹ" với khách hàng.

Theo đánh giá của đơn vị nghiên cứu thị trường Savills, Việt Nam luôn được đánh giá cao về sức tiêu thụ hàng ngoại nhập.

"Tại Đông Nam Á, Việt Nam là quốc gia thứ 5 sau Singapore, Malaysia, Indonesia và Thái Lan mà thương hiệu này có mặt. Trong tương lai, sự góp mặt của Uniqlo với những mô hình bán lẻ đặc trưng từ Nhật Bản cũng hứa hẹn sự sôi động cho thị trường này", Savills đánh giá.

Vỏ điện thoại bằng kính, nên hay không?

Hiện nay, xu hướng mới của thiết kế điện thoại là sử dụng kính. Tuy nhiên, điều này cũng đang bộc lộ nhiều khuyết điểm.

Tân Tổng Thanh tra liên tục nhận được tin nhắn tố cáo tiêu cực

Ông Lê Minh Khái cho rằng với thực trạng hiện nay, nếu quy định vào luật các hình thức tố cáo như thư điện tử, ...

“Tố cáo qua mail, điện thoại, chỉ cần bấm nút chuyển tiếp là đến đúng địa chỉ”

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã nói như vậy tại buổi Quốc hội thảo luận ở tổ về dự Luật Tố cáo ...

(http://baodatviet.vn/kinh-te/thi-truong/nguoi-viet-vay-ngan-hang-mua-dien-thoai-xin-thoi-quen-cu-3346909/)

Ngày đăng: 10:02 | 12/11/2017

/ Theo Thuỳ Trang/Đất Việt