Tại phiên chất vấn chiều nay (17.11), Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã làm rõ thêm các vấn đề về quản lý mạng xã hội, Chính phủ điện tử.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nêu nhiều cảnh báo về an toàn, an ninh thông tin mạng

Theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, định hướng quản lý với mạng xã hội theo hướng cái gì tốt thì ưu tiên phát huy, không tốt thì ngăn chặn với các biện pháp không vi phạm các cam kết quốc tế.

Theo Phó thủ tướng, Việt Nam có khoảng 60% người dùng mạng xã hội. Đáng nói, 95% thị phần mạng xã hội hiện nay của nước ngoài, 98% công cụ tìm kiếm cũng chủ yếu của nước ngoài là Google; thư điện tử 98% của nước ngoài là Yahoo, Gmail; lĩnh vực tốt nhất là trò chơi điện tử, Việt Nam chiếm được 60%. Các công ty nước ngoài như Facebook, Youtube chiếm 80% tiền quảng cáo, doanh thu trên 350 triệu USD chỉ trong năm 2016.

“Chúng ta phải có thái độ kiên quyết hơn. Trung Quốc rất quyết liệt, làm toàn bộ mạng trong nước. Nhiều nước quản lý, cố gắng tạo các nhà cung cấp khác để tránh độc quyền, dùng biện pháp kỹ thuật chặn, lọc làm chậm lại khi cần thiết; tuyên truyền giáo dục. Nhờ giáo dục nên chỉ 37% số người Đức dùng mạng xã hội, 83% người Thái Lan dùng internet, nhưng trước những đe dọa ổn định chính trị - xã hội, Thái Lan cũng rất kiên quyết”, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nói.

Phó thủ tướng cũng chia sẻ, Thủ tướng Chính phủ vừa trao đổi với ông, Bộ Thông tin - Truyền thông và các bộ phải có thái độ kiên quyết với mạng xã hội, đảm bảo ổn định, đoàn kết, không được xuyên tạc và bôi xấu, không được gieo rắc thông tin đi ngược lại với chủ trương đường lối.

Phó thủ tướng cũng đưa ra cảnh báo vấn đề an toàn, an ninh thông tin của Việt Nam đứng thứ trên 100, tức là trung bình yếu, nhưng các chỉ số liên quan cá nhân ở mức yếu nhất thế giới. Nguyên nhân lớn nhất do chưa nhận thức rõ nguy cơ mất an toàn, an ninh từ cá nhân đến tổ chức.

Tất cả các nước từ tổ chức, Chính phủ, doanh nghiệp đầu tư 100 đồng cho công nghệ thì chi từ 15 - 21 đồng cho an toàn an ninh thông tin, Việt Nam chỉ khoảng 5 đồng.

“Tôi hỏi các chuyên gia quốc tế, họ nói “người dùng Việt Nam dễ dãi”, chúng ta không nhận thức được nguy cơ, chỉ cần một tin nhắn trên máy tính, điện thoại đều bấm "ok" ngay, mà không biết các thông tin cá nhân đã được thu thập, có thể bị sử dụng cho mục đích xấu”, Phó thủ tướng nói và cho rằng đây là điều đáng báo động nhất cho an toàn, an ninh thông tin.

Theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, phải có chủ quyền quốc gia về an toàn, an ninh thông tin, chủ quyền thứ 5 chính là không gian mạng.

Mất gần 50 triệu đồng vì bị lừa chiếm mã OTP

Do không \'thạo\' giao dịch ngân hàng qua internet, nên khi Vietcombank nhắn mã OTP vào điện thoại, anh Giang điền vào trang web lừa ...

Bộ trưởng Công an: \'Chặn Internet thì ta không chơi được với ai\'

Thượng tướng Tô Lâm nói dòng chảy thông tin giống như hệ tuần hoàn của cơ thể con người, "phải làm sao để không bị ...

Yêu cầu Facebook, Google mở đại diện tại Việt Nam để \'truy\' thuế

Sau quy định Facebook, Google phải đặt máy chủ tại VN trong dự thảo luật An toàn thông tin mạng, dự thảo xây dựng luật ...

(https://thanhnien.vn/thoi-su/nguoi-viet-nam-qua-de-dai-khi-su-dung-internet-901110.html)

Ngày đăng: 18:05 | 17/11/2017

/ Theo Mai Hà/Thanh niên