"Rượu ngoại hàng trăm triệu nhập về vẫn khan hàng, trong khi hàng hóa tiêu dùng ngoại bao nhiêu cũng hết trong dịp Tết"...

Ông Bùi Ngọc Sơn, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới cho rằng, thời gian nghỉ Tết nên kéo dài khoảng 7 ngày để bảo đảm đủ thời gian cho người lao động nghỉ ngơi nhưng vừa bảo đảm tính ổn định cho nền kinh tế, xã hội.

nguoi viet hay nghi tet dai ngay buc tranh nguoc mau

Nhiều công nhân 20 năm mới dám về quê ăn Tết vì không có tiền. Ảnh: PLO

Quan điểm của ông Sơn đưa ra sau khi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đưa ra phương án, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ Tết dương lịch 4 ngày. Riêng đối với dịp Tết âm lịch, công chức, viên chức nghỉ 9 ngày.

Ông Sơn cũng cho rằng, đối với một nền kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người cao, đời sống, xã hội của người dân được cải thiện thì nghỉ Tết là điều cần thiết giúp người lao động phục hồi sức khỏe, kích cầu tiêu dùng, tạo sự tăng trưởng cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, đằng sau những kỳ nghỉ Tết dài ngày lại là những thống kê dài cho những tác động tiêu cực tới kinh tế, đời sống của người dân và cả xã hội.

Ông Sơn nêu ví dụ, với công nhân, người lao động nghèo - với mức lương èo uột dăm vài triệu một tháng, thưởng Tết thùng mì tôm, chai dầu ăn... thì Tết cũng mang lại cho họ nhiều cảm xúc vui buồn đan xen lẫn lộn.

Theo ông Sơn, ai cũng mong được về quê, được quây quần bên gia đình nhưng, với những người công nhân nghèo thì Tết chính là sự lo âu, rối bời. Nhiều người chỉ mong sao Tết có đủ tiền mua cho con manh áo mới, sắm một cái tết giản dị ấm cúng; hoặc có người chỉ mong dành đủ tiền để mua cặp vé về quê thăm cha mẹ.

"Người lao động có thu nhập cao, tích trữ lớn thì họ mới mong nghỉ Tết dài ngày để đi chơi, đi mua sắm. Còn ở Việt Nam, thu nhập người lao động còn quá thấp, cả năm đi làm không đủ tiền tiêu Tết vì thế, Tết đôi khi còn trở thành gánh nặng cho người lao động có thu nhập thấp", ông Sơn phân tích.

Còn với những người có thu nhập trung bình, khá và cao thì ông Sơn cho rằng dù không phải lo lắng tới chi phí chi tiêu nhưng lại phải lo các khoản biếu xén quà cáp để cảm ơn, bày tỏ lòng tri ân với một ai đó hoặc là cơ hội để thể hiện sự mong muốn trong công danh, sự nghiệp với một người có quyền chức cao hơn.

Vì thế, đã từng có khảo sát cho thấy mức tiêu pha trung bình của một người Việt dịp Tết vào khoảng 14 triệu/người, đây là mức chi phí rất cao, một người lao động bình thường không thể có tiền để tiêu như vậy.

Ông kể: "Tôi từng thấy cảnh nhân viên chạy đôn, chạy đáo lo từng túi quà tặng người này, biếu người kia. Hoặc có những đoàn, người đi trước, người đi sau xách túi, đến nơi thì người chia quà, người đọc tên... rất phiền toái. Thậm chí, có người lo xong quà Tết là hết tiền tiêu".

Không những tạo những áp lực cho người lao động, Tết còn tạo áp lực cả về hạ tầng giao thông, an toàn giao thông. Người phương Tây nghỉ Lễ bằng cách đi du lịch, thăm thú gia đình còn nhiều người Việt lại bày các trò tiêu khiển, ăn nhậu, đua xe, gây tai nạn...

Theo thống kê của Bộ Y tế trong 6 ngày nghỉ Tết năm 2017, các bệnh viện trong cả nước khám, cấp cứu gần 40.000 bệnh nhân tai nạn giao thông và hơn 4.000 trường hợp nhập viện vì đánh nhau. Số tử vong do TNGT (bao gồm cả tử vong trước khi đến bệnh viện) là hơn 200 trường hợp.

Trong khi đó, nghiên cứu quốc tế cũng chỉ ra rằng, Việt Nam được đánh giá là "cường quốc sử dụng rượu bia" đứng thứ ba châu Á.

Ngoài nhu cầu tiêu thụ rượu bia trong nước thì do tâm lý sính ngoại, thích chơi sang, nên Tết còn là dịp kích cầu rất tốt cho các nhãn hàng rượu, bia nhập khẩu.

Ông Sơn cho biết: "Thống kê sau mỗi dịp Tết lại là một số liệu khác nhau, nhất là với các nhãn bia, rượu ngoại với giá từ vài triệu tới hàng trăm triệu được đua nhau nhập về vẫn thấy khan hàng. Đây đúng là dịp "vàng" để kích cầu cho hàng hóa, rượu ngoại", ông Sơn nói.

Theo ông Sơn, ở Việt Nam lại còn có tâm lý nghỉ Tết là nghỉ hết cả tháng Giêng, vì thế, sau các dịp Lễ Tết tình trạng người lao động uể oải ùn ùn quay lại thành phố khiến công việc đình trệ, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Với bối cảnh hiện tại của Việt Nam, ông Sơn cho rằng không nên nghỉ Tết quá dài, chỉ nên nghỉ trong khoảng 7 ngày là phù hợp.

Ông Sơn cho biết, những người có tâm lý thích nghỉ Tết dài ngày thường là những người có chút địa vị, có cơ hội muốn được nhận quà.

"Đó là những người thường được biếu nhiều quà dịp Tết nên họ rất thích Tết. Tết là cơ hội để họ chia thưởng, nhận lương cao và nhận thật nhiều quà, còn người lao động họ không thích Tết quá dài", ông Sơn nói.

nguoi viet hay nghi tet dai ngay buc tranh nguoc mau Nghỉ Tết Dương lịch, người Việt thích đi chơi ở đâu?

Theo đại diện một số công ty lữ hành, dịp nghỉ Tết Dương năm nay, ngoài những điểm đến truyền thống, du khách còn chú ...

nguoi viet hay nghi tet dai ngay buc tranh nguoc mau Lịch nghỉ Tết Dương Lịch 2019 và Tết Nguyên Đán Kỷ Hợi

Ngoài 10 ngày nghỉ chính thức theo Bộ Luật Lao động, dịp nghỉ lễ, Tết 2019 được kéo dài hơn do trùng với 14 ngày ...

nguoi viet hay nghi tet dai ngay buc tranh nguoc mau Lộ trình tránh kẹt xe cho người từ Sài Gòn về các tỉnh nghỉ Tết

Sở GTVT TP HCM gợi ý 3 cách đi các tỉnh phía Bắc, 3 hướng đi các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và 4 ...

Ngày đăng: 23:15 | 28/12/2018

/ http://baodatviet.vn