Trong 10 năm nhận được vô số lời mời cưới của bạn bè, đồng nghiệp, cô Jin, 35 tuổi chỉ có 2 lần đến dự. 

Ngày 29/4, Jin Filin, 35 tuổi, nhân viên văn phòng ở Seoul được một đồng nghiệp mời cưới song cô không đi. Trong 10 năm qua, Jin được mời cưới nhiều lần, nhưng tính đến nay chỉ tham dự có 2 lần.

Jin Yilin nói: "Từ khi còn nhỏ, mỗi lần tham dự đám cưới họ hàng, tôi đều phải nói xin chào với những người không quen biết, điều này thực sự nhàm chán. Sau 20 tuổi, tôi bắt đầu nghĩ 'mình đi đến những nơi này để làm gì?', mang theo những tiếng vỗ tay không lời chúc phúc, ăn bữa ăn do chính mình bỏ ra, ngồi 30 phút để nghe những thứ rập khuôn, thật chẳng có ý nghĩa gì".

Trong những đám cưới đến dự, Jin thường mừng phong bì 200.000 won (gần 4 triệu đồng) và quà 100.000 won (gần 2 triệu đồng). "Những mối quan hệ này thực sự gần gũi", cô nói.

Năm ngoái, Park Mou, 37 tuổi, cũng là một nhân viên văn phòng, đã có một đám cưới đơn giản chỉ có cha mẹ hai bên và vài người bạn thân nhất, không nhận quà tặng.

Park Mou gần như không bao giờ đi đám cưới hay đám tang trong 10 năm qua và cũng không tặng quà. "Tham gia quá nhiều vào đám cưới hoặc đám tang là lãng phí thời gian và tiền bạc. Tôi muốn đơn giản một chút trong thế giới phức tạp này", anh nói.

nguoi tre han quoc cat giam di dam cuoi dam ma

Một đám cưới của đôi trẻ Hàn Quốc. Ảnh: Charactermedia.

Central daily news đã phỏng vấn 36 người qua đường tuổi từ 20 đến 30 ở gần Tòa thị chính Seoul, câu trả lời của hầu hết là không đi dự đám cưới, đám tang nếu không thích và không bị ám ảnh bởi các món quà.

Nhà thiết kế Kim, 28 tuổi thường không đi dự đám cưới. Năm nay cô chỉ đi đám tang 2 lần và viếng phong bì 30.000 won (hơn 500 nghìn đồng). "Về cơ bản tôi không đi dự đám cưới. Trước hết do tôi không có kế hoạch kết hôn. Thứ hai, không có ý tưởng chúc mừng mà đưa phong bì khiến tôi thấy kỳ lạ".

Cô Quan Xiaoying (26 tuổi) cũng cho biết: "Rất nhiều người mới quen biết đã gửi lời mời cho tôi, không chỉ để nhận được chúc phúc, mà quan trọng hơn vẫn là món quà. Nếu như mối quan hệ không quá gần, chỉ liên lạc vài lần, mà nhận được lời mời thì thực sự rất khó xử", cô cho biết.

Theo Jin Wenchao, giáo sư xã hội học tại Đại học Hàn Quốc thì 'những người sinh ra trong thập niên 80 và 90 xác định sinh kế là mục tiêu đầu tiên của họ chứ không phải là tạo dựng mối quan hệ thân thiết. Việc hiếu hỉ có đặc điểm xác nhận mối quan hệ vốn có, nhưng bây giờ đặc điểm đó dường như đã biến mất".

Giáo sư Jin Genhong (Khoa phúc lợi xã hội, Đại học Giang Nam) phân tích: "Hiện tượng này có phần liên quan đến kết hôn muộn hoặc xu hướng không kết hôn".

Dương Trang (Theo Sina)

nguoi tre han quoc cat giam di dam cuoi dam ma Nuôi mộng làm thần tượng K-pop, người trẻ Nhật đổ xô đến Hàn Quốc

Nhiều người trẻ Nhật Bản gác lại việc học và sự nghiệp thành công để đến Hàn Quốc, ghi danh vào các lò đào tạo ...

nguoi tre han quoc cat giam di dam cuoi dam ma Hàn Quốc muốn Triều Tiên 'có hành động' để được nới lệnh trừng phạt

Ngoại trưởng Hàn Quốc cho rằng Bình Nhưỡng cần thể hiện hành động rõ ràng và cụ thể để đạt tiến bộ trong phi hạt ...

nguoi tre han quoc cat giam di dam cuoi dam ma 5 nữ diễn viên hàng đầu màn ảnh Hàn, thiếu Song Hye Kyo

Theo Kpopmap, Jun Ji Hyun, Han Ji Min, Han Ye Seul, Moon Chae Won và Son Ye Jin được phái nữ Hàn lựa chọn là ...

nguoi tre han quoc cat giam di dam cuoi dam ma Thay đổi cách nhận hồ sơ, biển người xin visa Hàn Quốc biến mất

Việc Đại sứ quán Hàn Quốc quyết định đổi địa điểm cũng như cách tiếp nhận hồ sơ visa tại Hà Nội đã chấm dứt ...

Ngày đăng: 11:07 | 06/05/2019

/