Đại gia kín tiếng dưới trướng ông Nguyễn Đăng Quang thu về 500 tỷ đồng sau một thương vụ. Các doanh nghiệp tỷ USD đang tạo ra một lớp triệu phú mới.
Thông tin từ Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) cho biết, ông Nguyễn Thiều Nam (47 tuổi), Thành viên HĐQT, Phó Tổng Giám đốc CTCP Tập đoàn Masan (MSN) đã bán ra thành công 8,58 triệu cổ phiếu trong tổng số hơn 8,65 triệu cổ phiếu MSN đang sở hữu. Giao dịch thực hiện từ 9/10 đến 25/10/2017 theo phương thức thỏa thuận.
Như vậy, sau giao dịch, ông Nguyễn Thiều Nam không còn nằm trong top 100 người giàu nhất trên sàn chứng khoán do chỉ còn sở hữu 57.503 cổ phiếu MSN.
Tuy nhiên, với mức giá gần 60 ngàn đồng như hiện tại, tổng giá trị số cổ phiếu ông Thiều Nam bán ra có thể lên tới khoảng 500 tỷ đồng (tương đương gần 22 triệu USD).
Trong khi ông Nguyễn Thiều Nam bán ra, Tập đoàn Masan của chủ tịch Nguyễn Đăng Quang (54 tuổi) đang tính chi khoảng 6,5 ngàn tỷ đồng mua gần 115 triệu cổ phiếu quỹ, tương đương 10% tổng lượng cổ phiếu đang lưu hành hiện nay của công ty. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 16/10 đến 14/11/2017 theo phương thức thỏa thuận hoặc khớp lệnh trên sàn.
Nếu Masan mua thành công cổ phiếu quỹ như đã đăng ký, số cổ phiếu đang lưu hành sẽ giảm mạnh. Hiện Masan cũng đang nắm giữ hơn 9,2 triệu cổ phiếu quỹ.
Masan Group cũng vừa thông báo hoãn kế hoạch phát hành 3.000 tỷ đồng trái phiếu không chuyển đổi mà tập đoàn đã chốt danh sách cổ đông để thực hiện kế hoạch này hôm 11/9.
Ông Nguyễn Đăng Quang dự định tăng quy mô hoạt động, thực hiện các chương trình đầu tư và cơ cấu lại các khoản nợ của Masan. Tuy nhiên, MSN tạm dừng kế hoạch phát hành trái phiếu đề tập trung thực hiện triển khai mua lại cổ phiếu quỹ.
Gần đây nhiều cổ phiếu blue-chips trên thị trường chứng khoán (TTCK) tăng điểm nhanh nhờ hàng loạt các kế hoạch tham vọng của các ông chủ.
Cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup của tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng liên tiếp lập kỷ lục cao mới trong bối cảnh doanh nghiệp mảng bán lẻ của tập đoàn này sắp lên sàn chứng khoán với quy mô vốn có thể lên tới 3 tỷ USD.
Vincom Retail sẽ niêm yết hơn 1,9 tỷ cổ phiếu tại Sở GDCK Thành phố Hồ Chí Minh với mã chứng khoán VRE hôm 6/11 tới. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 33.800 đồng/cổ phiếu. Với biên độ dao động giá trong ngày giao dịch đầu tiên +-20% và số lượng cổ phiếu lưu thông thấp, nhiều khả năng cổ phiếu này sẽ tăng biên độ 20% trong phiên đầu lên 40.500 đồng. Vincom Retail khi đó có thể có vốn hóa lên đến 77.000 tỷ đồng (3,4 tỷ USD).
Vincom Retail hiện đang quản lý các thương hiệu bán lẻ như Vincom Center, Vincom Mega Mall, Vincom Plaza và Vincom+ với tổng diện tích mặt sàn chiếm khaongr 50% mặt bằng kênh bán lẻ hiện đại và cao gấp nhiều lần các đối thủ ngoại ở các vị trí tiếp theo.
Hiện tại Vincom Retail có 2 cổ đông nước ngoài lớn là Warburg Pincus và Credit Suisse đã đầu tư 300 triệu USD vào doanh nghiệp này. Trong đợt chào bán tới, Warburg Pincus và Credit Suisse có thể thoái vốn một phần.
Cổ phiếu KBC của Phát triển đô thị Kinh Bắc giảm giá mạnh trong thời gian qua do ông Đặng Thành Tâm bán hàng loạt các dự án tâm huyết. Tuy nhiên, đại gia bất động sản này đang ấp ủ 1 dự án khá lớn tại Bắc Ninh.
KBC của ông Đặng Thành Tâm sẽ phát triển khu đô thị mới quy mô hơn 136ha tại TP Bắc Ninh với tham vọng gia nhập vào xu hướng phát triển của Bắc Ninh nhằm trở thành đô thị loại I và làm tiền đề cho thành phố trực thuộc trung ương tương lai.
Trong tuần qua, TTCK bất ngờ tăng mạnh trong những phút cuối cùng của phiên giao dịch ngày thứ 6 khiến VN-Index chinh phục mốc 840 điểm trước sự ngỡ ngàng của nhiều người.
Thị trường tăng chủ yếu nhờ sự bứt phá của nhiều cổ phiếu trụ cột như Xây dựng Faros (ROS), Vietcombank (VCB), Masan (MSN), Vingroup (VIC), Vinamilk (VNM)… Dòng tiền gần đây tập trung chủ yếu vào một số mã chủ chốt. Trong khi phần lớn các cổ phiếu khác vẫn chưa có động thái tăng giá nào rõ ràng.
Về kết quả kinh doanh chung, ợi nhuận sau thuế lũy kế 9 tháng tăng khá mạnh, khoảng 25-26% so với cùng kỳ. Nhóm ngành tài chính ngân hàng, bất động sản, xây dựng, tiện ích và dầu khí có mức tăng cao nhất. Đây là những nhóm cổ phiếu được các CTCK đánh giá vẫn có sức hấp dẫn.
Về tổng thể, thị trường chứng khoán được đánh giá có triển vọng dài hạn vẫn khá tích cực. Quy mô và chất lượng sẽ còn tăng mạnh và đây là yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư lớn trên thế giới. Dòng tiền có thể sẽ còn tiếp tục đổ vào các cổ phiếu của các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh quý 3 tốt.
Mặc dù vậy, theo nhiều CTCK, rõ ràng thị trường vẫn đang chịu áp lực điều chỉnh. Nếu các cổ phiếu chủ chốt giảm giá, thị trường có thể tụt giảm nhanh trong ngắn hạn.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 27/10, VN-index tăng 10,26 điểm lên 840,37 điểm; HNX-Index tăng 0,14 điểm lên 106,45 điểm. Upcom-Index không đổi ở mức 52,59 điểm. Thanh khoản đạt gần 190 triệu cổ phần được giao dịch. Giá trị đạt 4 ngàn tỷ đồng, thấp hơn so với mức trung bình những tuần sôi động gần 4,8 ngàn tỷ đồng hồi tháng 6-7.
Cú ra mặt ngàn tỷ chấn động: Ông lớn xuất hiện hút tiền
Ông lớn đứng hàng đầu trong cả nước lặng lẽ ra mặt ngay lập tức gây sốt. Tuy nhiên, miếng bánh lớn nhất sẽ dành ... |
Lộ diện \'bàn tay\' điều khiển thương vụ bất thường 2,4 ngàn tỷ
Ông chủ của thương vụ giao dịch đột biến gần 2,4 ngàn tỷ cách đây hơn một tuần lộ diện. Dòng tiền ngoại vẫn đang ... |
Vietcombank thoái toàn bộ vốn tại Công ty tài chính Xi Măng
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo đấu giá toàn bộ 6,6 triệu cổ phần mà Ngân hàng TMCP Ngoại Thương ... |
Quỹ đầu tư thắng đậm trên sàn chứng khoán Việt
9 tháng đầu năm 2017, quỹ ETF SSIAM VNX50 thuộc Công ty quản lý quỹ SSI đạt mức tăng trưởng 32%. |
(http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/tai-chinh/tin-chung-khoan-ngay-30-10-nguoi-than-tin-ong-nguyen-dang-quang-thu-500-ty-tien-mat-407684.html)
Ngày đăng: 12:20 | 30/10/2017
/ Theo H.Tú/VietNamnet.vn