Từ những dòng sông từ thuở ban xưa ở dãy Hindu Kush tới những khu ổ chuột ở Islamabad, Pakistan đang phủ đầy rác thải nhựa.

nguoi pakistan tra gia vi tinh yeu tui nhua

Một người bán hàng đẩy xe chở ngô qua một con kênh đầy túi nilon và rác ở Lahore, thủ phủ tỉnh Punjab, thành phố đông dân thứ hai Pakistan, hôm 31/7. Ảnh: AFP.

Túi nilon là vấn đề lớn, khi cả nước tiêu thụ tới 55 tỷ chiếc mỗi năm, theo Hiệp hội các nhà sản xuất nhựa Pakistan.

Tình trạng bãi biển ngập rác thải nhựa, sinh vật biển chết vì túi nilon đã buộc nhiều quốc gia phải hành động. Khoảng 120 nước đã cấm túi nhựa dùng một lần. Pakistan cũng là một trong số đó, nhưng thực thi không hiệu quả, bởi chính sách quốc gia thiếu đồng bộ và nỗ lực của địa phương thường thất bại vì không coi trọng việc tuyên truyền giáo dục, khiến nhiều người dân nông thôn vẫn không ý thức được tác hại của nhựa dùng một lần.

"Đấu tranh vì môi trường ư? Chúng tôi không hiểu gì đâu", Mohammad Tahir, một người bán hàng thường sử dụng túi nilon để đựng rau cho khách, nói. Tahir, 42 tuổi, sống ở huyện miền núi Chitral, phía bắc Pakistan, nơi chính quyền ban hành lệnh cấm nhựa dùng một lần từ hai năm trước nhưng không mấy hiệu quả.

"Tôi thích túi nhựa", Khairul Azam, một người dân địa phương nói, trong lúc mua bán ở chợ địa phương. "Về nhà tôi chỉ việc vứt đi. Tôi biết làm như vậy là không tốt nhưng ở chỗ tôi không thu gom rác nhựa".

Rác thải nhựa nằm rải rác ven đường và sườn đồi. Theo một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Môi trường Đức Helmholtz, rác làm tắc dòng chảy vào sông Ấn ở Pakistan, hiện là con sông ô nhiễm rác thải nhựa thứ hai thế giới, sau sông Dương Tử ở Trung Quốc.

Nhựa ngập bờ biển Arab, nơi hệ thống cống của thành phố cảng Karachi đầy rác thải. Theo Liên Hợp Quốc, túi nilon dùng một lần giết chết một triệu con chim, hàng trăm nghìn động vật có vú và rùa biển, cùng vô số cá mỗi năm.

Các nhà chức trách Pakistan cho hay lượng nhựa sử dụng tại đây tăng 15% mỗi năm. Việc có rất ít nhà máy tái chế cùng quản lý hệ thống xử lý chất thải kém dẫn đến thực trạng ngay cả ở thủ đô, người ta vẫn đốt rác trên phố.

"Nhựa không phân rã, nó chỉ phân mảnh nhỏ hơn và nhỏ hơn", Hasaan Sipra, một nhà nghiên cứu môi trường cho hay. "Động vật ăn nhựa. Chúng ta ăn thịt động vật. Sau đó mắc các bệnh rối loạn chức năng gan, tiểu đường, tiêu chảy. Nhưng vì nhựa rẻ và tiện dụng, nên người ta không thấy tác động của nó tới sức khỏe".

nguoi pakistan tra gia vi tinh yeu tui nhua

Người bán hàng rong bọc dưa hấu trong túi nilon trên một con phố ở Chitral hôm 17/5. Ảnh: AFP.

Theo báo cáo của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF), mỗi người hấp thụ trung bình tới 5 gram nhựa mỗi tuần, gần bằng trọng lượng của một thẻ tín dụng. Nazifa Butt, một nghiên cứu viên của WWF, cho hay túi nhựa đã trở thành một phần "văn hóa" của Pakistan.

"Nó giống việc chúng ta không bao giờ uống trà mà không lót đĩa. Người ta sẽ không bao giờ bán được hàng nếu không cung cấp túi nhựa. Việc đó bị coi là sỉ nhục người khác", Butt nói.

Ở Chitral, các nhà chức trách bắt đầu cấm dùng túi nhựa từ năm 2017 và bổ sung thêm một số biện pháp vào đầu năm nay, khi cho phép dùng túi phân hủy sinh học. Chính quyền cũng ủng hộ các chiến dịch nâng cao nhận thức môi trường trong trường học. Nhưng nhiều cửa hàng vẫn không dùng túi phân hủy sinh học và cũng không nghiêm túc thực thi lệnh cấm túi nhựa dùng một lần.

"Chính quyền địa phương làm không tới nơi tới chốn", Shabir Ahmad, chủ tịch hiệp hội thương nhân Chitral nói. "Họ không bao giờ kiểm tra thị trường, không phạt chủ cửa hàng".

Tuy nhiên, quan chức chính quyền cho hay rất khó cấm sử dụng túi nhựa. "Tôi có thể tịch thu tất cả túi nilon trong một giờ nhưng sau đó thì sao, lấy gì thay thế?" Khurshid Alam Mehsud, một nhân viên hành chính huyện Chitral, nói.

Chính quyền tỉnh Sindh, Khyber Pakhtunkhwa và thành phố Lahore đã ban lệnh cấm tương tự, nhưng không mấy hiệu quả vì thiếu lực lượng giám sát.

Tuy nhiên, chính quyền Thủ tướng Imran Khan đã đặt bảo vệ môi trường thành vấn đề ưu tiên và hy vọng sẽ đảo ngược "cơn sóng thần túi nhựa", cố vấn chính phủ về biến đổi khí hậu Malik Amin Aslam cho hay.

nguoi pakistan tra gia vi tinh yeu tui nhua

Một thanh niên trong "biển" chai nhựa ở Pakistan. Ảnh: Reuters.

Từ ngày 14/8, thủ đô Islamabad sẽ cấm dùng túi nhựa. Người vi phạm sẽ bị phạt nặng. "Tình yêu với túi nhựa sẽ phải chấm dứt ở Pakistan", Aslam nói, hy vọng lệnh cấm ở Islamabad sẽ đóng vài trò "kiểu mẫu" cho những nơi còn lại.

Một số chủ cửa hàng ở Islamabad đã sẵn sàng, nhưng một số người khác cho hay họ chưa biết về lệnh cấm mới. Các nhà sản xuất túi nhựa, những người cho hay có tới 400.000 người làm việc trực tiếp hoặc gián tiếp trong ngành, tỏ ra lo ngại. Nhưng chính phủ cho rằng lệnh cấm là cần thiết.

"Đó là mối đe dọa về sức khỏe, kinh tế, môi trường. Đó là vấn đề chúng ta cần loại bỏ", Aslam nói.

Hồng Hạnh (Theo AFP)

nguoi pakistan tra gia vi tinh yeu tui nhua Người tiêu dùng chưa dễ từ bỏ rác thải nhựa

Để vận động người tiêu dùng giảm được rác thải nhựa là không dễ vì tính tiện lợi và chi phí rẻ hơn so với ...

nguoi pakistan tra gia vi tinh yeu tui nhua Chàng 9x điển trai mê chế tạo mô hình siêu tí hon từ rác thải nhựa khiến dân mạng mê mẩn

Với bàn tay khéo léo cùng sự tỉ mẩn, Vàng Tín Phát đã biến rác thải nhựa thành những mô hình siêu tí hon có ...

Ngày đăng: 08:30 | 04/08/2019

/ https://vnexpress.net