Người biểu tình Hong Kong vẫn lên kế hoạch xuống đường cuối tuần này, sau khi trưởng đặc khu Carrie Lam tuyên bố rút dự luật dẫn độ. 

Những người biểu tình dự định chặn các ngả đường đến sân bay quốc tế Hong Kong vào 7/9, một tuần sau khi hàng nghìn người biểu tình làm ách tắc giao thông và đụng độ bạo lực tồi tệ nhất kể từ khi cuộc biểu tình đầu tiên nổ ra ba tháng trước.

Trong một bài đăng trên SCMP ngày 6/9, cơ quan quản lý sân bay quốc tế Hong Kong, một trong những sân bay bận rộn nhất thế giới, kêu gọi những người biểu tình không nên làm gián đoạn hành trình của hàng chục nghìn du khách đến và đi ở sân bay này mỗi ngày. Hôm 12/8, hàng nghìn người biểu tình Hong Kong tràn vào sân bay, khiến hàng trăm chuyến bay bị hủy và sân bay buộc phải đóng cửa suốt nhiều giờ.

nguoi hong kong van bieu tinh
Sinh viên đại học ở Hong Kong bãi khóa trong ngày khai giảng 2/9. Ảnh: AP.

Phát biểu trên truyền hình hôm 4/9, bà Lam tuyên bố rằng chính quyền thành phố quyết định rút dự luật dẫn độ, giải quyết một trong 5 yêu cầu của người biểu tình. Thế nhưng, nhiều người Hong Kong cho rằng hành động này là quá muộn và quá ít ỏi so với những gì họ mong muốn.

Dự luật "Người phạm tội bỏ trốn và Hỗ trợ pháp lý lẫn nhau về vấn đề hình sự" sửa đổi, cho phép dẫn độ nghi phạm tới các quốc gia và vùng lãnh thổ khác, trong đó có Trung Quốc đại lục, làm dấy lên lo ngại rằng Hong Kong sẽ phải chịu một hệ thống pháp lý hoàn toàn khác, trong khi chính quyền Bắc Kinh sẽ gia tăng ảnh hưởng với đặc khu.

Các cuộc biểu tình phản đối dự luật đã bước sang tuần thứ 13, đôi khi kèm theo bạo lực. Ngoài yêu cầu rút dự luật, 4 yêu cầu còn lại của người biểu tình gồm: một cuộc điều tra độc lập về biểu tình, tiến hành bầu cử dân chủ hoàn toàn, bỏ thuật ngữ "nổi loạn, bạo loạn" khi mô tả các cuộc biểu tình và thả những người biểu tình bị bắt.

Nhiều người biểu tình vẫn tức giận vì Lam từ chối tiến hành điều tra độc lập về sự tàn bạo của cảnh sát đối với người biểu tình. Cảnh sát đã bắn hơi cay và túi đậu vào người biểu tình, những người sau đó đã ném bom xăng và gạch vào cảnh sát trong các cuộc chiến trên khắp trung tâm tài chính châu Á.

Kể từ khi các cuộc biểu tình ở Hong Kong nổ ra, Bắc Kinh đưa ra những tuyên bố cứng rắn trên truyền thông nhà nước về chủ quyền đất nước, cũng như kiên định lập trường đối với người biểu tình. Trung Quốc lên án các cuộc biểu tình, cáo buộc các thế lực nước ngoài gây ra tình trạng bất ổn ở đặc khu.

Mai Lâm (Theo Reuters)

nguoi hong kong van bieu tinh Lãnh đạo Hồng Kông: Trung Quốc ủng hộ rút dự luật dẫn độ

Lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam cho biết, Trung Quốc thấu hiểu, tôn trọng và ủng hộ quyết định của bà trong việc rút hoàn ...

nguoi hong kong van bieu tinh Quá trình Hong Kong đi đến rút dự luật dẫn độ

Rút hay không rút dự luật, đó là câu hỏi chính quyền Hong Kong mất gần ba tháng để trả lời.

nguoi hong kong van bieu tinh Báo Trung Quốc nói "đã hết lý do" cho bạo lực Hong Kong

China Daily cho rằng trưởng đặc khu Carrie Lam tuyên bố rút dự luật khiến người biểu tình Hong Kong không còn lý do để ...

Ngày đăng: 14:22 | 06/09/2019

/ vnexpress.net